Featured

LỜI MỞ ĐẦU

1545588_467380643366046_1379786653_nLý thuyết kiến trúc có một đặc điểm riêng biệt. Nó cấu thành bằng tổng thể của các ý tưởng, các cuộc tranh luận vượt qua hàng thế kỉ, không những hình thành một hệ thống thư tịch, mà xa hơn thế, trở nên càng ngày càng phức tạp và tinh lọc trong các chi tiết và các vấn đề nóng bỏng. Với sự gặp gỡ kết hợp của một trào lưu, một thế hệ đáp ứng những ý tưởng của các thế hệ khác, lý thuyết kiến trúc thường vượt lên trên những sự tranh luận và truyền dạy.

Harry Francis Mallgrave, Architectural Theory, 2005


Advertisement

THÔNG BÁO CHẤM SƠ KHẢO ĐATN ĐỢT 2 NĂM HỌC 2022-2023

Thông báo chấm sơ khảo Đồ án tốt nghiệp đợt 2 năm học 2022-2023

Thời gian: 8h00, thứ Sáu, ngày 26/05/2023. (Lưu ý: Sinh viên đến trước 8h00 để chuẩn bị)

Nội dung chấm:

  • Khối lượng thực hiện: quy mô đồ án, số bản vẽ đầy đủ, chất lượng thể hiện: 1.0 điểm
  • Nội dung thiết kế phần kiến trúc: phân tích đề tài, khu đất, ý tưởng…: 6.0 điểm
  • Nội dung thiết kế phần kỹ thuật: đủ yêu cầu nội dung, chất lượng: 1.0 điểm
  • Trình bày báo cáo: 1.0 điểm
  • Mô hình: 1.0 điểm

Sinh viên cần in tối thiểu 08 bản A0 để trình bày, mang mô hình đi thể hiện. Chủ động thuê bảng, băng dính để dán bài và que chỉ để thuyết trình.

Nộp cho thư ký hội đồng đầy đủ những giấy tờ sau (nếu không đủ giấy tờ không được bảo vệ sơ khảo).

Sinh viên gửi file mềm trước khi bảo vệ theo địa chỉ hòm thư: bm.ltlskt@nuce.edu.vn (để lưu).

Sau buổi bảo vệ sơ khảo, sinh viên về sửa để chuẩn bị cho buổi bảo vệ chính thức. Thời gian đóng dấu bộ môn vào đồ án, thuyết minh đồ án từ 14h00 đến 16h00 trước ngày bảo vệ chính thức 1 ngày.

Mọi chi tiết, sinh viên liên hệ cô Mai (thư ký Bộ môn) sdt 0795188999 hoặc lên phòng 509.A1 để được giải đáp.

THÔNG BÁO CHẤM TIẾN ĐỘ 1 – ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỢT 3 NĂM HỌC 2022-2023

Bộ môn Lý thuyết và Lịch sử kiến trúc thông báo kiểm tra tiến độ 1 – ĐATN đợt 3

Thời gian: 8h30 sáng thứ 4, ngày 24/5/2023

Địa điểm: Phòng 509.A1 

Nội dung chấm:

– Tên đề tài (nêu rõ tên đề tài, địa điểm);

– Nhiệm vụ thiết kế chi tiết;

– Bản đồ vị trí và Bản đồ hiện trạng khu đất;

– Các tài liệu có liên quan phục vụ thiết kế, quy hoạch.

Danh sách chấm: Tại đây

THÔNG BÁO LỊCH HỌC MÔN THIẾT KẾ Ý TƯỞNG 1 LỚP 42

Thiết kế ý tưởng 1- Lớp 42

  • Thời gian: ngày 13/5/2023
  • Học lý thuyết: Thứ 7, thời gian học từ tiết 1-> 12 ( 6h45-17h20).
  • Tại phòng: 414 H1

Danh sách sinh viên lớp: Tại đây

Lưu ý:

Yêu cầu môn học: sinh viên chuẩn bị giấy vẽ khổ A1, yêu cầu giấy dày, có thể vẽ được màu nước hoặc bút marker, bút kim, thước kẻ, thước gốt, bút chì,….

  • Những nội dung cụ thể hơn SV làm việc thêm với GV hướng dẫn trong buổi học.
  • Để biết thêm chi tiết LH GVHD cô Hương , theo SĐT: 0859 711 111.

THÔNG BÁO VỀ KẾ HOẠCH VÀ DANH SÁCH SINH VIÊN LÀM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỢT 3 NĂM HỌC 2022-2023

Kế hoạch thực hiện đồ án

Danh sách sinh viên làm Đồ án tốt nghiệp đợt 3 tại Bộ môn Lý thuyết và Lịch sử kiến trúc

Phiếu theo dõi dowload tại đây (sinh viên tự in và mang theo mỗi buổi làm việc để GVHD nhận xét)

Sinh viên liên hệ trực tiếp với GVHD để biết lịch làm việc cụ thể.

CHÚC CÁC BẠN LÀM ĐỒ ÁN TỐT!

THÔNG BÁO LỊCH HỌC CÁC MÔN KÌ 3 NĂM HỌC 2022-2023

Giảng viên phân công giảng dạy các môn, lớp: Tại đây

  1. Môn Đồ án kiến trúc dân dụng 1:
    • Sinh viên liên hệ:
    • GVHD: Nguyễn Ngọc Hương (phụ trách) (0859 711 111),
    • Lê Tiến Thuận (0848 779 933),
    • Ngô Việt Anh (0985 888 238) .

2. Đồ án kiến trúc dân dụng 2:

Sinh viên liên hệ:

GVHD: Vũ T. Ngọc Anh (phụ trách) (0904 449 103),

Nguyễn Trường Giang (0988 858 095),

Ngô Việt Anh (0985 888 238) ,

Nguyễn Hồng Hương (0982 000 227)

3. Môn Đồ án kiến trúc:

GVHD: Lê Tiến Thuận (0848 779 933)

4. Môn Lịch sử nội thất:

GVHD: Trần Giang Nam (0942236384)

5. Môn Thiết kế ý tưởng 1:

GVHD: Nguyễn Ngọc Hương (0859 711 111)

Ghi chú: sinh viên liên hệ trực tiếp với giáo viên hướng dẫn để biết lịch làm việc cụ thể

MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU THIẾT KẾ THEO DẠNG KIẾN TRÚC ĐỊA HÌNH CỦA KTS. ZAHA HADID

TS.KTS Trần Giang Nam

Địa điểm và địa hình đóng vai trò quan trọng trong thiết kế kiến trúc. Những công trình kiến trúc sẽ trở nên gần gũi, phù hợp khi nó là một phần mở rộng của địa hình khu vực đó. Nắm bắt được điều này, KTS. Zaha Hadid đã sử dụng và thiết kế một số công trình tiêu biểu dưới đây:

– Landesgartenschau – landscape formation one, 1996-1999

 Công trình được thiết kế và xây dựng cho một lễ hội làm vườn. Landscape formation one từ bỏ khái niệm xây dựng kiến trúc như một vật thể tách biệt, mà hình ảnh công trình chảy ra và hòa nhập vào cảnh quan xung quanh. Sử dụng một mạng lưới các lối đi phức tạp và các không gian đan xen để tạo ra một cấu trúc bao gồm một không gian triển lãm, quán cà phê và không gian trung tâm.

– Glasgow riverside museum of transport, 2004-2011

 Bảo tàng hình thành từ một dải dồn cong địa hình ở giữa và mở ở cả hai đầu, đường viền của nó bao quanh một con sóng hoặc nếp gấp, chảy từ thành phố đến bờ sông, tượng trưng cho mối quan hệ năng động giữa Glasgow và ngôi nhà đóng tàu, đi biển và nền công nghiệp bên sông Clyde. Mặt tiền toàn bằng kính trong suốt cho phép ánh sáng tràn ngập khắp không gian triển lãm chính của bảo tàng.

– Dubai Opera House by Zaha Hadid, 2006-2008

 Ý tưởng hình thành nên một khối cấu trúc uốn lượn và nổi bật, chứa tất cả các không gian chức năng. Hình thức của nó thoai thoải gợi hình ảnh núi non hay cồn cát. Kiến trúc nổi lên khỏi mặt đất, vừa là một phần của cảnh quan nhưng cũng là một yếu tố điểm nhấn trên đường chân trời. Kết hợp với công trình, không gian xung quanh hình thành các không gian công viên mở cũng như các chức năng phụ trợ như bãi đỗ xe và nhà ga, bên dưới lòng đất hoặc tích hợp vào hình thức công trình và cảnh quan.

– E.ON Energy Research Department, 2006-2010

 Các đường hiện trạng và cơ sở hạ tầng hiện có đóng vai trò là một tập hợp tạo hình thức địa hình chính cho Tòa nhà nghiên cứu mới tại Đại học RWTH – hình thành lên một cấu trúc hoạt động cộng sinh với các yếu tố nhân tạo và tự nhiên bao quanh nó. Một cấu trúc khai thác năng lượng tái tạo để tạo ra nhiều năng lượng hơn mức tiêu thụ.

– Heydar Aliyev Center, 2007-2012

 Là một phần của Liên Xô cũ, đô thị và kiến trúc của Baku, thủ đô của Azerbaijan trên bờ biển phía Tây của biển Caspi, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi quy hoạch của thời kỳ đó. Kể từ khi độc lập vào năm 1991, Azerbaijan đã đầu tư rất nhiều vào việc hiện đại hóa và phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc của Baku trên cơ sở di sản của Chủ nghĩa hiện đại Xô viết chuẩn mực. Zaha Hadid được bỗ nhiệm làm kiến trúc sư thiết kế của Trung tâm Heydar Aliyev sau một cuộc thi vào năm 2007. Trung tâm được thiết kế để trở thành tòa nhà chính cho các chương trình văn hóa của quốc gia, phá vỡ kiến trúc Liên Xô cứng nhắc và thường hoành tráng vốn rất thịnh hành ở Baku. Thay vào đó, công trình  nằm trong không gian địa hình nổi bật, thể hiện mong muốn văn hóa Azeri và sự lạc quan của một quốc gia hướng tới tương lai.

Nguồn tham khảo:

https://www.dezeen.com/2008/06/06/dubai-opera-house-by-zaha-hadid/

https://www.zaha-hadid.com/architecture/glasgow-riverside-museum-of-transport/

https://www.zaha-hadid.com/architecture/landesgardenschau-landscape-formation-one/

–  https://www.zaha-hadid.com/architecture/e-on-energy-research-centre/

https://www.zaha-hadid.com/architecture/heydar-aliyev-centre/

https://archello.com/project/heydar-aliyev-center

THÔNG BÁO CHẤM TIẾN ĐỘ LẦN 3 – ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỢT 2 NĂM HỌC 2022-2023

Bộ môn Lý thuyết và Lịch sử kiến trúc thông báo kiểm tra tiến độ lần 3 – ĐATN đợt 2

  • Thời gian: 8h00 sáng thứ Tư, ngày 26/4/2023;
  • Địa điểm: P509.A1

Nội dung chấm: Toàn bộ khối lượng đồ án trước khi thể hiện đồ án gồm Phần Kiến trúc và Phần kỹ thuật.

Danh sách chấm: Tại đây

THÔNG BÁO KẾ HOẠCH VÀ DANH SÁCH SINH VIÊN TTCBKT ĐỢT 3 NĂM HỌC 2022-2023

Kế hoạch làm việc – Bắt đầu từ Tuần 33 (20/03/20203)

Sinh viên nộp bài vào thứ 2 ngày 24/4/2023 trước 16h00′ sáng; tại VPBM phòng 509.A1

Danh sách sinh viên – Sinh viên liên hệ với Giáo viên hướng dẫn để biết lịch làm việc cụ thể.

Chúc các bạn làm bài tốt!

TÍNH BẢN ĐỊA CỦA KIẾN TRÚC ART DECO HÀ NỘI

Bài báo này muốn viết về một phong cách Kiến trúc đã được phát triển rộng rãi ở trên thế giới vào những năm 1930 nhưng khi du nhập vào Việt nam, kiến trúc Art Deco đã có những tìm tòi, những giải pháp thích nghi với điều kiện khí hậu và văn hóa, xã hội Việt nam lúc bấy giờ để tạo nên  một phong cách mang đậm tính bản địa Việt Nam. Bài viết muốn chỉ ra những đặc điểm, giải pháp của những công trình kiến trúc Art Deco Hà nội mang tính phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.  Qua đó muốn khẳng định mối quan hệ không thể tách rời giữa kiến trúc với môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội để tạo nên nền Kiến trúc bền vững. Từ đó đưa ra những nhân tố tạo lập nên kiến trúc Việt Nam thời mới vừa dân tộc vừa hiện đại, làm cơ sở công việc sáng tác thiết kế hiện nay. Mặt khác, kiến trúc Art Deco là 1 nhân tố cấu thành di sản Kiến trúc Hà nội, nên nhận diện được giá trị, đặc điểm của nó để phục vụ cho công tác bảo tồn là rất cần thiết.   

Từ khóa: Kiến trúc Art Deco Hà nội, giải pháp kiến trúc, tính bản địa, khí hậu, văn hóa.

Nội dung bài báo bạn đọc xem tại đây!