Tòa Tháp One Thousand Museum – ZHA

One Thousand Museum là một tòa tháp dân sinh 62 tầng, nằm đối diện với Công viên Museum ở Miami với tầm nhìn ra Vịnh Biscayne. Bộ khung kết cấu ngoài của tòa nhà bằng bê tông có cấu trúc bao quanh chu vi theo một mạng lưới các đường chảy cong tích hợp hệ giằng bên với giá đỡ. Nhìn từ trên xuống dưới giống như một cấu trúc khung liên tục. Các cột ở chân đế xòe hình quạt, còn khi nâng lên thì gặp nhau ở các góc, tạo thành một ống cứng có khả năng chịu áp lực gió khắt khe của Miami – giá đỡ cong của nó đồng thời tạo ra giằng chéo chống bão.

Công trình dạng bê tông – cốt sợi thủy tinh vĩnh cửu cung cấp phần hoàn thiện kiến trúc với ưu điểm chỉ cần bảo dưỡng ở mức tối thiểu. Đằng sau bộ khung ngoài, mặt dựng tinh thể như pha lê tương phản với sự vững chắc của cấu trúc. Với bộ khung bao quanh, các tấm sàn bên trong của tháp hầu như không có cột. Độ cong của bộ khung ngoài tạo ra các MB hơi khác nhau trên mỗi tầng. Ở các tầng thấp hơn, các sân hiên chìa ra được đặt từ các góc, trong khi ở các tầng trên, các sân hiên được kết hợp lùi phía sau. Các tầng trên cùng của tòa tháp có trung tâm thủy sinh, sảnh khách và không gian tổ chức sự kiện. Sân vườn cảnh quan, sân hiên và hồ bơi nằm phía trên sảnh đợi và bãi đậu xe của cư dân.

Nguồn: https://www.archdaily.com/934407/one-thousand-museum-zaha-hadid-architects?ad_medium=office_landing&ad_name=article

Advertisement

Trung tâm Văn hóa & Nghệ thuật quốc tế Changsha Meixihu

Trung tâm Văn hóa & Nghệ thuật quốc tế Changsha Meixihu do Zaha Hadid Architects thiết kế, được hợp bởi Bảo tàng nghệ thuật đương đại (MICA), Nhà hát lớn 1.800 chỗ ngồi với hội trường đa năng và Nhà hát nhỏ. Ngôn ngữ kiến trúc hữu cơ của công trình được xác định bởi các tuyến đường đi bộ, len lỏi qua địa điểm để kết nối với các đường phố lân cận. Đây là Trung tâm văn hóa lớn nhất tỉnh Hồ Nam, kết nối trực tiếp với ga trên Tuyến số 2 của Hệ thống tàu điện ngầm mới.

Bảo tàng nghệ thuật MICA với tám gian trưng bày triển lãm cạnh nhau có tổng diện tích 10.000 m2, tập trung xung quanh một giếng trời dành cho các sự kiện và sắp đặt quy mô lớn. Ngoài ra, bảo tàng cũng có thêm các không gian dành riêng cho các hội thảo cộng đồng, một rạp chiếu phim, quán cà phê và cửa hàng.

Nhà hát lớn của trung tâm có chức năng tổ chức chương trình biểu diễn và các sản phẩm truyền hình. Nhà hát nhỏ 500 chỗ đáp ứng nhiều chức năng và biểu diễn từ kịch, trình diễn thời trang, tổ chức ca nhạc đến đại tiệc và các sự kiện thương mại. Với tổng diện tích sàn 115.000 m2, các công trình có tính độc đáo và riêng biệt, bổ sung cho nhau với thời gian đóng và mở cửa khác nhau, tạo ra sức sống suốt cả ngày và về đêm: Nhà hát bắt đầu hoạt động khi bảo tàng nghệ thuật kết thúc hoạt động trong ngày, trong khi nhiều sự kiện khác nhau trong Nhà hát nhỏ sẽ đảm bảo nó được sử dụng mọi lúc.

Nguồn: https://www.archdaily.com/929645/changsha-meixihu-international-culture-and-art-centre-zaha-hadid-design

H2 – H3 thanh xuân của chúng ta

Cách đây hơn 20 năm, giảng đường H2 được hoàn thành tại Đại học Xây dựng Hà nội. Tác giả của công trình do cố Giáo sư, TSKH Nguyễn Mạnh Thu, nguyên hiệu phó trường Đại học Xây dựng, giảng viên bộ môn Lý thuyết và Lịch sử Kiến trúc thiết kế. Khi hoàn thành, công trình là một trong những giảng đường hiện đại và đẹp nhất Việt Nam, nhận được giải thưởng Kiến trúc quốc gia Việt nam năm 2000.

Continue reading “H2 – H3 thanh xuân của chúng ta”

Trường tiểu học kết hợp nhà trẻ Shengli, Hangzhou, Trung Quốc

Được bao bọc bởi các tòa nhà cao tầng có mật độ cao ở thị trấn mới Qianjiang, việc sử dụng đất của Trường mẫu giáo liên thông trường tiểu học Hàng Châu Shengli khá hạn chế, với diện tích chưa đầy 3.700 mét vuông. Tuy nhiên, công trình vẫn cần đáp ứng quy mô của 9 lớp và các chức năng đa dạng. Trong các hạn chế nghiêm ngặt của địa hình, các kiến ​​trúc sư thực hiện một loạt các chiến lược thiết kế để gắn bó chặt chẽ nguyên tắc sáng tạo với một không gian tràn ngập ánh nắng và sức sống cho trẻ em cũng như sự thoả mãn của các chức năng.

Continue reading “Trường tiểu học kết hợp nhà trẻ Shengli, Hangzhou, Trung Quốc”

Trường thủ công METI

Bangladesh là một vùng đất phù sa màu mỡ nằm ở Vịnh Bengal và là nơi có mật độ dân số cao nhất thế giới. Trung bình gần 1000 người/km2 và có đến hơn 80% dân số sống ở khu vực nông thôn. Phần lớn vật liệu xây dựng truyền thống xây dựng ở địa phương là đất và tre, tuy nhiên, kỹ thuật xây dựng này dễ bị lỗi và nhiều công trình thiếu nền móng và các lớp chống ẩm. Những tòa nhà như vậy đòi hỏi phải bảo trì thường xuyên, thường dễ bị hư hại và thời gian trung bình chỉ kéo dài 10 năm.

Continue reading “Trường thủ công METI”

CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG BẢO TÀNG ORDRUPGAARD

Vị trí

Bảo tàng Nghệ thuật Ordrupgaard nằm gần Jægersborg Dyrehave ở Charlottenlund, đường 110 Vilvordevej, một khu vực ngoại ô phía bắc Copenhagen, Đan Mạch. Bảo tàng đang lưu giữ một trong những bộ sưu tập quan trọng nhất của nghệ thuật Đan Mạch và Pháp của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX ở Bắc Âu.

Continue reading “CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG BẢO TÀNG ORDRUPGAARD”

Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng Ballarat / DesignInc

This slideshow requires JavaScript.

Được tài trợ chung với Chính phủ Liên bang Úc, thông qua “Quỹ Y tế và Bệnh viện”, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Ballarat tạo ra một cách tiếp cận mới để cung cấp dịch vụ y tế chất lượng và giá cả phải chăng cho cộng đồng khu Ballarat và cộng đồng rộng lớn hơn xung quanh đó.

Concept thiết kế của công trình là cung cấp một môi trường lành mạnh, kích thích, dựa trên triết lý “toàn bộ cuộc sống lấy cảm hứng từ những lợi ích của việc tiếp xúc với thiên nhiên và cộng đồng”.

Continue reading “Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng Ballarat / DesignInc”

Phòng trưng bày nghệ thuật Đại học Yale của Louis Kahn.

 

This slideshow requires JavaScript.

Trường Kiến trúc của trường Đại học Yale đang ở trong giai đoạn biến động về chương trình sư phạm khi Louis Kahn tham gia đội ngũ giảng viên vào năm 1947. Cùng với kiến ​​trúc sư của nhà chọc trời George Howe làm trưởng khoa và những người theo chủ nghĩa hiện đại như Kahn, Philip Johnson và Josef Albers làm giảng viên, giai đoạn những năm hậu chiến tại trường Yale có khuynh hướng tránh xa khuynh hướng đào tạo hàn lâm kiểu Beaux-Arts mà hướng tới trào lưu tiên phong. Trong bối cảnh đó, khi việc hợp nhất các khoa nghệ thuật, kiến ​​trúc và lịch sử nghệ thuật của trường đại học vào năm 1950 dẫn đến việc đòi hỏi có một tòa nhà mới, một cấu trúc mang tính hiện đại là sự lựa chọn đương nhiên để cụ thể hóa cho một sự định hướng mới và một phong cách mới ly khai khỏi chủ nghĩa duy sử. [1] Hoàn thành vào năm 1953, tòa nhà Phòng trưng bày nghệ thuật đại học Yale của Louis Kahn sẽ tạo ra một cách linh hoạt các không gian văn phòng, lớp học và văn phòng cho một ngôi trường đang thay đổi; đồng thời, đồ án thiết kế quan trọng đầu tiên của Kahn báo hiệu một bước đột phá trong sự nghiệp kiến ​​trúc của bản thân ông – một sự nghiệp mà hiện nay được xem là trong số những người nổi tiếng nhất ở nửa sau của thế kỷ 20.

Continue reading “Phòng trưng bày nghệ thuật Đại học Yale của Louis Kahn.”

Giàn nhạc giao hưởng thính phòng Szczecin

This slideshow requires JavaScript.

 

Tòa nhà mới của Giàn nhạc giao hưởng Szczecin được đặt tại một khu vực lịch sử của “Konzerthaus”, vốn đã bị phá hủy trong chiến tranh thế giới thứ 2 và được bố cục lại một khu vực đô thị trong một khu dân cư gần thành phố lịch sử.Tòa nhà bao chứa một giàn nhạc giao hưởng có 1000 chỗ, một phòng hòa nhạc cho 200 thính giả, một không gian đa năm cho triển lãm, hội nghị và một đại sảnh nơi mà có thể sử dụng để tổ chức sự kiện.

Continue reading “Giàn nhạc giao hưởng thính phòng Szczecin”

Tòa thị chính Säynätsalo – KTS Alvar Aalto

This slideshow requires JavaScript.

Nằm trong trung tâm của một thị trấn nông nghiệp nhỏ ở Phần Lan, tòa thị chính Säynätsalo dường như có dáng vẻ quá hoành tráng với bối cảnh xung quanh của nó. Được thiết kế bởi Alvar Aalto vào năm 1949, tòa thị chính là một nghiên cứu về các mặt đối lập: các yếu tố của chủ nghĩa kinh điển và sự hoành tráng pha trộn với tính hiện đại và sự gần gũi để tạo thành một trung tâm mới liên kết chặt chẽ dành cho cộng đồng. Điều này và một số khía cạnh khác của thiết kế đã lúc đầu bộc lộc vài điều gây chia rẽ, và Tòa thị chính không phải là không có tranh cãi kể từ khi nó ra đời.

Continue reading “Tòa thị chính Säynätsalo – KTS Alvar Aalto”