ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT HUY KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG THIẾT KẾ CÁC KHU NGHỈ DƯỠNG

Ths.Kts. Vũ Thị Ngọc Anh

Kiến trúc khu nghỉ dưỡng là loại hình kiến trúc cư trú du lịch có yêu cầu cao. Không chỉ là nơi che mưa, che nắng, trú chân vài hôm mà nó còn là sự thưởng thức. Nếu nó đánh thức được tất cả các giác quan của con người thì đó là một sự thành công. Chúng ta phải làm sao để không gian kiến trúc ấy được thổi hồn vào bằng những hình thức kiến trúc độc đáo với cách bài trí, sắp đặt các yếu tố cảnh quan, địa hình bản địa, kiến trúc, nội thất kết hợp với văn hóa, phong tục, tập quán riêng mà chỉ nơi xây dựng công trình mới có. Kiến trúc truyền thống Việt Nam là nguồn tài nguyên dồi dào và có nhiều đặc điểm phù hợp với các tiêu chí của các khu nghỉ dưỡng. Việc phát huy kiến trúc truyền thống vào loại hình kiến trúc nghỉ dưỡng đang là một xu hướng tại Việt Nam. Bài viết muốn nhận định về một số hướng đi của các khu nghỉ dưỡng đã khai thác hình thức này. Phần kết luận khẳng định đây là một hướng đi rất đúng đắn để tạo lập cho kiến trúc Việt Nam những đặc trưng riêng trong bối cảnh quốc tế hóa như hiện nay và đề xuất những kiến nghị.

Toàn văn bài báo xem tại đây.

Đặc điểm tổ chức không gian kiến trúc nhà ở truyền thống dân tộc Mường vùng Tây bắc

Ths.Kts. Nguyễn Ngọc Hương

Tóm tắt :

Nhà ở truyền thống là di sản văn hóa, mang sắc thái cội nguồn, bản sắc riêng của mỗi dân tộc, là điểm khác biệt giữa dân tộc này và dân tộc khác. Do tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa, nhà ở truyền thống của các dân tộc thiểu số theo thời gian bị mai một, thay đổi cấu trúc và mất dần. Bài báo nghiên cứu về nhận diện đặc điểm tổ chức không gian kiến trúc nhà ở truyền thống dân tộc Mường và kiến trúc nhà ở truyền thống dân tộc Mường vùng Tây Bắc nhằm phát huy các giá trị đặc điểm kiến trúc trong quá trình xây dựng và phát triển nhà ở dân tộc Mường vùng Tây Bắc.

Từ khóa: Đặc điểm tổ chức không gian kiến trúc, kiến trúc nhà ở truyền thống, bản, làng dân tộc Mường, Tây Bắc

Continue reading “Đặc điểm tổ chức không gian kiến trúc nhà ở truyền thống dân tộc Mường vùng Tây bắc”

Giá trị hiện hữu của kiến trúc phong cách Đông dương tại Hà Nội

Ths.Kts. Lê Tiến Thuận

TÓM TẮT
Đồng bằng sông Hồng vốn là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, phong cách kiến trúc. Thời kỳ thuộc địa của Pháp đánh dấu một giai đoạn phát triển đặc sắc của kiến trúc Hà Nội, qua đó phong trào kiến trúc Đông Dương được hình thành và phát triển.
Trước đó, các công trình kiến trúc theo phong cách Pháp, đặc biệt là công trình cấu trúc nhà thờ, được xây dựng và phát triển tại Hà Nội. Tuy nhiên, theo nhận định của giới trí thức và nhà cầm quyền, phong cách này không phù hợp với văn hóa và khí hậu nhiệt đới của Việt Nam. Do đó, phong trào kiến trúc Đông Dương được khởi đầu, nhằm kết hợp giữa truyền thống văn hóa và kiến trúc bản địa với công nghệ và văn hóa Pháp.
Điển hình nhất cho phong trào này chính là Hà Nội, thành phố có nhiều công trình kiến trúc Đông Dương nhất ở Việt Nam. Dù công năng của các công trình này được tổ chức theo kiểu Pháp, nhưng lớp vỏ công trình lại được lấy cảm hứng từ kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Đây được coi là một bước đột phá trong kiến trúc Việt Nam, không chỉ mang tính nghệ thuật cao, mà còn phù hợp với tính thích ứng khí hậu của vùng đất này.
Mục tiêu của bài tham luận này là nhận định đánh giá các giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ và tính thích ứng khí hậu Việt Nam của kiến trúc Đông Dương tại Hà Nội bằng các giải pháp hợp lý. Điều này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về phong cách kiến trúc này và đưa ra những định hướng phát triển thích hợp cho tương lai.

Continue reading “Giá trị hiện hữu của kiến trúc phong cách Đông dương tại Hà Nội”

Một vài suy nghĩ về kế thừa kiến trúc truyền thống người Hmong trong phát triển du lịch tại cao nguyên đá Hà Giang

Ths.Kts. Ngô Việt Anh

TÓM TẮT
Dân tộc Hmong có lịch sử và văn hóa đặc trưng và đa dạng, cư trú với số lượng lớn trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Cấu trúc làng bản, nhà cửa người Hmong trải qua nhiều thế kỷ đã thích nghi và thuận hòa với điều kiện xã hội và những yếu tố tự nhiên bản địa tại đây. Trong bối cảnh đương đại, khu vực cư trú này của họ đứng trước những cơ hội cũng như thách thức của việc chuyển dịch cơ cấu từ đời sống thuần nông nghiệp sang dịch vụ du lịch. Bài tham luận sẽ đưa ra một vài suy nghĩ về việc kế thừa, gìn giữ những bản sắc của kiến trúc truyền thống Hmong mà vẫn đảm bảo được những yêu cầu mới về công năng, tiện nghi hiện đại hơn để phục vụ phát triển kinh tế nhờ hoạt động du lịch này.
Từ khóa: Kiến trúc truyền thống, dân tộc, Hmong, du lịch, cao nguyên đá Hà Giang

Continue reading “Một vài suy nghĩ về kế thừa kiến trúc truyền thống người Hmong trong phát triển du lịch tại cao nguyên đá Hà Giang”

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở TRUYỀN THỐNGDÂN TỘC THÁI ĐEN TẠI BẢN HIÊU, PÙ LUÔNG, THANH HÓA PHỤC VỤ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

THS.KTS Lương Thị Hiền

Du lịch cộng đồng (DLCĐ) hiện nay được nhiều người lựa chọn để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi giải trí, DLCĐ giúp người tham gia trải nghiệm được cuộc sống thường nhật cũng như văn hóa của người dân địa phương. Tại bản Hiêu trong vùng lõi Pù luông, tỉnh Thanh Hóa nơi mà du khách trong và ngoài nước đến thăm quan và lưu trú rất nhiều trong những năm gần đây đang phát triển mạnh mẽ hoạt động DLCĐ. Nhằm bảo tồn những nếp nhà truyền thống và phát huy được giá trị về kiến trúc để từ đó giữ gìn được bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái đen cũng như cải thiện điều kiện sinh kế của hộ gia đình, mục tiêu của bài báo là đề xuất một số giải pháp trong việc chỉnh trang tổ chức không gian bản làng, khuôn viên và tổ chức không gian kiến trúc nhà ở truyền thống để đáp ứng điều kiện phục vụ phát triển DLCĐ tại bản Hiêu, Pù Luông, Thanh Hóa.

Từ khoá: du lịch cộng đồng; nhà ở truyền thống; bản sắc văn hóa; dân tộc Thái; Pù Luông.

Nội dung chi tiết bạn đọc xem tại đây!

MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU THIẾT KẾ THEO DẠNG KIẾN TRÚC ĐỊA HÌNH CỦA KTS. ZAHA HADID

TS.KTS Trần Giang Nam

Địa điểm và địa hình đóng vai trò quan trọng trong thiết kế kiến trúc. Những công trình kiến trúc sẽ trở nên gần gũi, phù hợp khi nó là một phần mở rộng của địa hình khu vực đó. Nắm bắt được điều này, KTS. Zaha Hadid đã sử dụng và thiết kế một số công trình tiêu biểu dưới đây:

– Landesgartenschau – landscape formation one, 1996-1999

 Công trình được thiết kế và xây dựng cho một lễ hội làm vườn. Landscape formation one từ bỏ khái niệm xây dựng kiến trúc như một vật thể tách biệt, mà hình ảnh công trình chảy ra và hòa nhập vào cảnh quan xung quanh. Sử dụng một mạng lưới các lối đi phức tạp và các không gian đan xen để tạo ra một cấu trúc bao gồm một không gian triển lãm, quán cà phê và không gian trung tâm.

– Glasgow riverside museum of transport, 2004-2011

 Bảo tàng hình thành từ một dải dồn cong địa hình ở giữa và mở ở cả hai đầu, đường viền của nó bao quanh một con sóng hoặc nếp gấp, chảy từ thành phố đến bờ sông, tượng trưng cho mối quan hệ năng động giữa Glasgow và ngôi nhà đóng tàu, đi biển và nền công nghiệp bên sông Clyde. Mặt tiền toàn bằng kính trong suốt cho phép ánh sáng tràn ngập khắp không gian triển lãm chính của bảo tàng.

– Dubai Opera House by Zaha Hadid, 2006-2008

 Ý tưởng hình thành nên một khối cấu trúc uốn lượn và nổi bật, chứa tất cả các không gian chức năng. Hình thức của nó thoai thoải gợi hình ảnh núi non hay cồn cát. Kiến trúc nổi lên khỏi mặt đất, vừa là một phần của cảnh quan nhưng cũng là một yếu tố điểm nhấn trên đường chân trời. Kết hợp với công trình, không gian xung quanh hình thành các không gian công viên mở cũng như các chức năng phụ trợ như bãi đỗ xe và nhà ga, bên dưới lòng đất hoặc tích hợp vào hình thức công trình và cảnh quan.

– E.ON Energy Research Department, 2006-2010

 Các đường hiện trạng và cơ sở hạ tầng hiện có đóng vai trò là một tập hợp tạo hình thức địa hình chính cho Tòa nhà nghiên cứu mới tại Đại học RWTH – hình thành lên một cấu trúc hoạt động cộng sinh với các yếu tố nhân tạo và tự nhiên bao quanh nó. Một cấu trúc khai thác năng lượng tái tạo để tạo ra nhiều năng lượng hơn mức tiêu thụ.

– Heydar Aliyev Center, 2007-2012

 Là một phần của Liên Xô cũ, đô thị và kiến trúc của Baku, thủ đô của Azerbaijan trên bờ biển phía Tây của biển Caspi, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi quy hoạch của thời kỳ đó. Kể từ khi độc lập vào năm 1991, Azerbaijan đã đầu tư rất nhiều vào việc hiện đại hóa và phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc của Baku trên cơ sở di sản của Chủ nghĩa hiện đại Xô viết chuẩn mực. Zaha Hadid được bỗ nhiệm làm kiến trúc sư thiết kế của Trung tâm Heydar Aliyev sau một cuộc thi vào năm 2007. Trung tâm được thiết kế để trở thành tòa nhà chính cho các chương trình văn hóa của quốc gia, phá vỡ kiến trúc Liên Xô cứng nhắc và thường hoành tráng vốn rất thịnh hành ở Baku. Thay vào đó, công trình  nằm trong không gian địa hình nổi bật, thể hiện mong muốn văn hóa Azeri và sự lạc quan của một quốc gia hướng tới tương lai.

Nguồn tham khảo:

https://www.dezeen.com/2008/06/06/dubai-opera-house-by-zaha-hadid/

https://www.zaha-hadid.com/architecture/glasgow-riverside-museum-of-transport/

https://www.zaha-hadid.com/architecture/landesgardenschau-landscape-formation-one/

–  https://www.zaha-hadid.com/architecture/e-on-energy-research-centre/

https://www.zaha-hadid.com/architecture/heydar-aliyev-centre/

https://archello.com/project/heydar-aliyev-center

TÍNH BẢN ĐỊA CỦA KIẾN TRÚC ART DECO HÀ NỘI

Bài báo này muốn viết về một phong cách Kiến trúc đã được phát triển rộng rãi ở trên thế giới vào những năm 1930 nhưng khi du nhập vào Việt nam, kiến trúc Art Deco đã có những tìm tòi, những giải pháp thích nghi với điều kiện khí hậu và văn hóa, xã hội Việt nam lúc bấy giờ để tạo nên  một phong cách mang đậm tính bản địa Việt Nam. Bài viết muốn chỉ ra những đặc điểm, giải pháp của những công trình kiến trúc Art Deco Hà nội mang tính phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.  Qua đó muốn khẳng định mối quan hệ không thể tách rời giữa kiến trúc với môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội để tạo nên nền Kiến trúc bền vững. Từ đó đưa ra những nhân tố tạo lập nên kiến trúc Việt Nam thời mới vừa dân tộc vừa hiện đại, làm cơ sở công việc sáng tác thiết kế hiện nay. Mặt khác, kiến trúc Art Deco là 1 nhân tố cấu thành di sản Kiến trúc Hà nội, nên nhận diện được giá trị, đặc điểm của nó để phục vụ cho công tác bảo tồn là rất cần thiết.   

Từ khóa: Kiến trúc Art Deco Hà nội, giải pháp kiến trúc, tính bản địa, khí hậu, văn hóa.

Nội dung bài báo bạn đọc xem tại đây!

Nhà ga TWA, New York – Nắm bắt tinh thần của chuyến bay

ThS. KTS. Nguyễn Thị Hồng Hương

“Mục đích của kiến ​​trúc là che chở và nâng cao cuộc sống của con người trên trái đất và để hoàn thành niềm tin của anh ta vào sự cao quý của sự tồn tại của anh ta” 

Eero Saarinen

Nhà ga TWA được xây dựng ở Mỹ sau chiến tranh. Nó như một biểu tượng của sự tự do, linh hoạt, sự tiến bộ trong kiến ​​trúc và một chuyến bay cho kỷ nguyên của nước Mỹ mới. 

Continue reading “Nhà ga TWA, New York – Nắm bắt tinh thần của chuyến bay”

CẤU TRÚC DẦM CHUYỂN: YẾU TỐ LÀM THAY ĐỔI TƯ DUY THIẾT KẾ NHÀ CAO TẦNG

Tác giả: KTS. Nguyễn Toàn Thắng

Sự phát triển nhà cao tầng trong các đô thị lớn tại Việt Nam là tất yếu. Đặc biệt, nhà cao tầng tại khu trung tâm của các thành phố Hà Nội, thành phố HCM với điều kiện quỹ đất rất chật hẹp có xu hướng phát triển mô hình nhà cao tầng hỗn hợp chức năng theo chiều thẳng đứng.

Continue reading “CẤU TRÚC DẦM CHUYỂN: YẾU TỐ LÀM THAY ĐỔI TƯ DUY THIẾT KẾ NHÀ CAO TẦNG”

THIẾT KẾ KHÔNG GIAN KHOA ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÓNG XẠ TRONG CÁC BỆNH VIỆN HIỆN ĐẠI

TS.KTS. Đỗ Trọng Chung, Trưởng Bộ môn Lý thuyết & Lịch sử kiến trúc, khoa Kiến trúc & Quy hoạch, trường đại học Xây dựng HN; địa chỉ: số 55 đường Giải phóng, quận Hai Bà Trưng, HN; ĐT di động: 0916636999.

Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, người ta phát hiện ra chất phóng xạ và nó được ứng dụng vào điều trị cho một số các tổn thương ung thư. Từ đó ngành trị xạ ra đời và phát triển không ngừng. Thông thường khoa điều trị bằng phương pháp phóng xạ hoạt động dưới hai dạng điều trị: một là sử dụng đồng vị phóng xạ và hai là dùng máy gia tốc tuyến tính. Đồng vị phóng xạ được sử dụng trị liệu phóng xạ sâu còn máy gia tốc tuyến tính sử dụng kỹ thuật để điều trị các bệnh [3]. Hiện nay đã sử dụng kỹ thuật CyberKnife – đó là thiết bị xạ phẫu chuyên dụng, cho phép điều trị phẫu thuật bằng tia xạ các tổn thương ở mọi vị trí trên cơ thể.
Việc nghiên cứu lý thuyết và thiết kế về không gian kiến trúc cho khoa điều trị bằng phương pháp phóng xạ (KĐTBPPPX) ở thế giới đã có từ khi nó ra đời, tuy nhiên những công nghệ và thiết bị của khoa KĐTBPPPX thay đổi liên tục nên vấn đề thiết kế và xây dựng không gian cho khoa này cũng phải phải thay đổi theo. ở Việt Nam việc hướng dẫn bằng lý thuyết thiết kế và xây dựng cho khoa điều trị bằng phương pháp phóng xạ được đề cập tới rất ít hoặc chưa sâu.
Vấn đề thiết kế và xây dựng khoa điều trị bằng phương pháp phóng xạ trong các bệnh viện hiện đại đòi hỏi sự chuẩn mực về dây chuyền công nghệ, các không gian phải đủ diện tích hoạt động của các thiết bị, thuận tiện cho các thao tác của các kỹ sư vật lý, nhân viên y tế và tiện nghi đối với người bệnh. Đồng thời công tác bảo đảm sự an toàn, tránh sự phát xạ do nguồn phóng xạ của các thiết bị gây ra cần phải lưu tâm đặc biệt.

Continue reading “THIẾT KẾ KHÔNG GIAN KHOA ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÓNG XẠ TRONG CÁC BỆNH VIỆN HIỆN ĐẠI”