NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN HỌC CƠ SỞ TẠO HÌNH KIẾN TRÚC TRONG ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC SƯ

Môn học Cơ sở tạo hình kiến trúc (CSTHKT) là một trong những môn học cơ sở ngành, giúp cho sinh viên kiến trúc cũng như những người yêu thích nghiên cứu tìm hiểu về lĩnh vực kiến trúc nắm được những quy luật cảm thụ thị giác, tìm hiểu các yếu tố căn bản nhất của nghệ thuật tạo hình, xem xét các cấu trúc tự nhiên cũng như các hình thể kết cấu, cấu trúc trong tạo hình kiến trúc. Ngoài ra, môn học còn nâng cao khả năng tạo hình khối, không gian, tìm tòi ý tưởng cho thiết kế kiến trúc và quy hoạch tổ chức không gian.

Như vậy, có thể cho thấy ý nghĩa của môn học CSTHKT là rất quan trọng cung cấp kiến thức về thị giác, về tạo hình khối, không gian trong quá trình sáng tác và tổ hợp kiến trúc của các kiến trúc sư (KTS). Mục tiêu của bài viết mốn trao đổi, đề xuất một số vấn đề nội dung giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng môn học CSTHKT trong đào tạo KTS hiện nay.

Continue reading “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN HỌC CƠ SỞ TẠO HÌNH KIẾN TRÚC TRONG ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC SƯ”
Advertisement

ỨNG DỤNG HÌNH THỂ CỦA CẤU TRÚC TỰ NHIÊN TRONG TẠO HÌNH KIẾN TRÚC

This slideshow requires JavaScript.

  1. Đặt vấn đề:

Con người sinh ra và tồn tại trong môi trường tự nhiên như một thực thể hữu cơ, nó chứa đựng bản chất của tự nhiên và ngược lại, tự nhiên cũng bao dung và thân thiện với con người. Trong thế giới tự nhiên con người phải sáng tạo ra không gian ở cho mình và không gian này được coi là môi trường ở nhân tạo cùng chung sống hài hòa với môi trường tự nhiên. Môi trường nhân tạo muốn thích dụng đối với con người nó phải gắn bó với môi trường tự nhiên và phải biết khai thác các thế lợi của tự nhiên để phục vụ chính con người. Từ ngàn đời nay, con người đã biết tạo lập cấu trúc không gian nhà ở dựa vào các yếu tố khí hậu như tận dụng hướng gió mát, tránh hướng gió lạnh và hướng có bắc xạ mặt trời nóng bức, biết khai thác các yếu tố kết cấu, yếu tố cây xanh, mặt nước để cải thiện điều kiện vi khí hậu của thiên nhiên. Mặt khác, con người cũng biết dựa hình thể của cấu trúc tự nhiên thông qua sự quan sát, phân tích và bắt chước, mô phỏng các hình thể hữu cơ để sáng tạo ra ngôi nhà ở. Ví dụ mô phỏng hình dáng lá cây, hình dáng mai rùa để làm mái nhà, mô phỏng bốn chân con rùa để làm cột nhà cho vững chắc; mô phỏng cấu trúc tổ chim, tổ mối, hình dáng vỏ sò, vỏ ốc… để xây dựng nên không gian kiến trúc nhà ở cho con người.

Continue reading “ỨNG DỤNG HÌNH THỂ CỦA CẤU TRÚC TỰ NHIÊN TRONG TẠO HÌNH KIẾN TRÚC”

Bài tập môn Cơ sở tạo hình

This slideshow requires JavaScript.

Với mỗi môn học trong quá trình đào tạo, các bạn sinh viên luôn được khuyến khích tạo ra những sản phẩm thực tế, với kích thước và hình dạng vật lý xác định. Điều này giúp người học có được tư duy thực tế và khả năng cảm nhận không gian, tỉ lệ, ánh sáng, chất liệu tốt hơn. Xin chúc mừng các bạn sinh viên lớp 58KD5 và 58KD6 (dưới sự hướng dẫn của KTS Ngô Việt Anh) với những tác phẩm của mình. Mong các bạn sẽ tiếp tục giữ được nhiệt tình với kiến trúc và sự nghiêm túc với công việc trong tương lại.

Continue reading “Bài tập môn Cơ sở tạo hình”