KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TÀY THÁI NGUYÊN DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÍCH SINH KHÍ HẬU HỌC.

This slideshow requires JavaScript.

Tóm tắt: Nghiên cứu về kiến trúc truyền thống có ý nghĩa quan trọng giúp chúng ta hiểu được quá trình hình thành và phát triển của kiến trúc, từ đó rút ra các bài học bổ ích cho công tác định hướng thiết kế công trình hiện đại, đây cũng là khía cạnh tiếp nối đúng đắn trong bản sắc văn hóa dân tộc. Bài báo này trình bầy đặc điểm nhà ở dân tộc Tày và các đặc điểm sinh khí hậu (SKH) của Thái Nguyên từ đó lý giải kiến trúc nhà ở của dân tộc Tày tại Thái Nguyên dưới góc độ sinh khí hậu học.

Từ khóa: Kiến trúc Tày; kiến trúc truyền thống; tiết kiệm năng lượng; kiến trúc xanh; sinh khí hậu; tiện nghi sinh khí hậu.

Continue reading “KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TÀY THÁI NGUYÊN DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÍCH SINH KHÍ HẬU HỌC.”

Advertisement

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG Ở NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG

This slideshow requires JavaScript.

TÓM TẮT: Môi trường ở nông thôn là tập hợp các yếu tố: Không gian tự nhiên, không gian kiến trúc, không gian hạ tầng kỹ thuật, kinh tế – xã hội, vệ sinh môi trường tác động đến vấn đề ở của làng – xã nông thôn. Trong những năm qua, đặc biệt là từ khi đất nước đổi mới đã có nhiều biến đổi về kinh tế, về xã hội nông thôn, về khoa học công nghệ, về môi trường khí hậu,…đã làm cho bộ mặt, không gian sống và sản xuất ở làng – xã nông thôn cả nước nói chung và trong vùng nói riêng cũng thay đổi theo. Trong đó, mặt tích cực cũng lớn, nhưng mặt tiêu cực thì lại rất nhiều tác động đến môi trường ở cần phải khắc phục. Bài báo đã nhìn lại một cách khái quát về tổ chức môi trường ở làng – xã nông thôn trong vùng qua một số giai đoạn phát triển gần đây và đưa ra một số giải pháp cho tổ chức môi trường ở theo hướng hiện đại và phát huy các giá trị truyền thống. Các đề xuất này có thể mang lại những lợi ích nhất định trong việc định hướng đối với quy hoạch và xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay và sau này.

TỪ KHÓA: Môi trường ở; hạ tầng kỹ thuật; đồng bằng sông Hồng.

Continue reading “MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG Ở NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG”

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VEN ĐÔ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH

This slideshow requires JavaScript.

Tóm tắt: Những năm gần đây, các làng nghề truyền thống ven đô ngày càng hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi những giá trị văn hóa truyền thống và sự sáng tạo qua sản phẩm thủ công đặc trưng của mỗi làng nghề. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội, việc gắn phát triển làng nghề truyền thống với du lịch còn góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá độc đáo của các làng nghề truyền thống. Một trong những giá trị văn hóa làng nghề có thể thu hút khách du lịch chính là các không gian sinh hoạt cộng đồng. Các không gian này đã mang lại hồn quê, giá trị lịch sử, giá trị tinh thần, nơi chốn cho làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, dưới tác động của đô thị hóa, công nghiệp hóa cũng như nhu cầu sử dụng các không gian phục vụ cho hoạt động dịch vụ, thương mại, phục vụ sản xuất, các không gian phát triển du lịch ngày càng đòi hỏi cả về số lượng cũng như diện tích sử dụng. Do đó, việc các không gian sinh hoạt cộng đồng làng, xã ven đô bị xâm hại, diện tích các không gian bị thu hẹp, thậm chí bị chuyển đổi mục đích sử dụng, các công trình kiến trúc ngày một xuống cấp, hư hỏng là điều tất yếu sảy ra. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá thực trạng cũng như đưa ra giải pháp tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị vật thể và phi vật thể, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân làng nghề truyền thống ven đô.

Từ khóa: làng nghề truyền thống, không gian sinh hoạt cộng đồng, phát triển du lịch

Continue reading “TỔ CHỨC KHÔNG GIAN SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VEN ĐÔ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH”

DIỄN BIẾN KẾT CẤU NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

  • PGS. TS. KTS. Nguyễn Đình Thi
  • Bộ môn Lý thuyết và Lịch sử Kiến trúc – Đại học Xây dựng

1. Đặt vấn đề.

Nhà ở nông thôn truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB) đang ngày bị mai một, biến mất dần do nhiều yếu tố tác động như: ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa; ảnh hưởng của khí hậu và thời tiết; địa chất thủy văn; nấm mốc, rêu xâm thực; do môi trường, cảnh quan thay đổi; do điều kiện phát triển kinh tế; do điều kiện bảo quản và do chính sự lãng quên của con người… Ngày nay, đứng trước nguy cơ của biến đổi khí hậu toàn cầu, trước nguy cơ mà con người đã và đang phải gánh chịu do sự tàn phá môi trường thiên nhiên của chính mình. Chúng ta buộc phải nhìn lại những cái được và cái mất trong quá trình đô thị hóa ồ ạt, thiếu định hướng đang làm phá vỡ cấu trúc bền vững của nông thôn mà đô thị lấn ép. Việc biến “làng” thành “phố” trong khi điều kiện về cơ sở vật chất, kinh tế kỹ thuật và văn hóa của nông thôn chưa theo kịp văn minh đô thị đang làm xáo trộn và ăn mòn nhanh chóng nền văn hóa làng xã vốn bền vững có từ ngàn đời nay. Để góp phần kết nối các nghiên cứu về bộ vì kèo trong kết cấu gỗ từ các nhà học giả có tên tuổi trước đây. Chúng tôi xin được tổng quan lại quá trình biến đổi kết cấu chịu lực trong tiến trình phát triển của nhà ở nông thôn vùng ĐBBB.

Continue reading “DIỄN BIẾN KẾT CẤU NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ”