- PGS. TS. KTS. Nguyễn Đình Thi
- Bộ môn Lý thuyết và Lịch sử Kiến trúc – Đại học Xây dựng
1. Đặt vấn đề.
Nhà ở nông thôn truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB) đang ngày bị mai một, biến mất dần do nhiều yếu tố tác động như: ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa; ảnh hưởng của khí hậu và thời tiết; địa chất thủy văn; nấm mốc, rêu xâm thực; do môi trường, cảnh quan thay đổi; do điều kiện phát triển kinh tế; do điều kiện bảo quản và do chính sự lãng quên của con người… Ngày nay, đứng trước nguy cơ của biến đổi khí hậu toàn cầu, trước nguy cơ mà con người đã và đang phải gánh chịu do sự tàn phá môi trường thiên nhiên của chính mình. Chúng ta buộc phải nhìn lại những cái được và cái mất trong quá trình đô thị hóa ồ ạt, thiếu định hướng đang làm phá vỡ cấu trúc bền vững của nông thôn mà đô thị lấn ép. Việc biến “làng” thành “phố” trong khi điều kiện về cơ sở vật chất, kinh tế kỹ thuật và văn hóa của nông thôn chưa theo kịp văn minh đô thị đang làm xáo trộn và ăn mòn nhanh chóng nền văn hóa làng xã vốn bền vững có từ ngàn đời nay. Để góp phần kết nối các nghiên cứu về bộ vì kèo trong kết cấu gỗ từ các nhà học giả có tên tuổi trước đây. Chúng tôi xin được tổng quan lại quá trình biến đổi kết cấu chịu lực trong tiến trình phát triển của nhà ở nông thôn vùng ĐBBB.
Continue reading “DIỄN BIẾN KẾT CẤU NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ”