Trong cả năm 2013, vật liệu tre đã có một ảnh hưởng lớn xuống thiết kế, nghệ thuật và kiến trúc, lan rộng trong rất nhiều lĩnh vực, vị trí, và công năng. Từ những trung tâm hoạt động trẻ em ở Thái lan làm hoàn toàn bằng tre – từ mái đến những cầu thang trong nhà – đến một bộ 10 sản phẩm văn phòng phẩm thủ công đặt hàng riêng làm từ thân tre thô, bối cảnh lịch sử, truyền thống của tre đã được điều chỉnh phù hợp trong môi trường thiết kế đương đại. Chúng ta cùng xem xét bài viết về sản phẩm bằng tre nổi bật trên Designboom.
Trường Panyaden – Văn phòng kiến trúc 24H, Thái Lan.
Trường Panyaden nằm tại một khu rừng tươi tốt ở Chiangmai, phía bắc của Thái lan. Công trình là nơi giảng dạy các sinh viên đa văn hóa bằng một sự hòa trộng giữa những nguyên tắc của Phật giáo và các tinh thần sinh thái. Được thiết kế bởi văn phòng Kiến trúc 24H, Hà lan, khuôn viên trường dường như được xây dựng dưới một đụn lá rụng khổng lồ, được làm từ những nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên và nguồn nhân công lao động điều đã tạo ra một tổng thể (kiến trúc) bền vững (sustainable) và một cơ sở vật chất thân thiện, thoải mái với giảm thiểu tác động. Sự đa dạng sẵn có của các thân tre với kích thước khác nhau được sử dụng cho các cột và tạo nên toàn bộ cấu trúc của mái nhà với một sự đan xen thú vị gợi lên những hình cấu trúc hình học gắn chặt vào những tảng đá lớn trên mặt đất.
Nhà ở giá rẻ bằng tre của văn phòng kiến trúc H&P, Việt Nam
Thiết kế bởi văn phòng kiến trúc sư H&P, Việt nam, dự án nhà ở giá rẻ được đặt tại một vùng lũ lụt với một điều kiện thời tiết khắc nghiệt quanh năm. Đáp ứng như cầu cơ bản của nhà ở, công trình được lắp ghép sử dụng tốt nhiểu những cấu kiện và các đối tượng module bằng tre. Được neo chặt với những mối nối chắc chắn, hệ cấu trúc sẽ đủ mạnh để nổi trong lũ lụt. Được xây dựng với vật liệu địa phương như tre, nứa, lá và hộp đựng dầu tái chế, ý đồ bao hàm những đặc điểm kiến trúc truyền thống để nổi bật lên cấu trúc bên ngoài.
Bộ sưu tập “Làm việc chậm rãi, phong cách trà” của Jeff Da-Yu shi, trung tâm thiết kế Dragon fly
Jeff Da-Yu shi của trung tâm thiết kế Dragon fly trưng bày “Làm việc chậm rãi, phong cách trà” tại phòng trưng bày Domus Tiandi trong tuần lễ thiết kế Bắc Kinh, một bộ sưu tập kết hợp sự bền vững, thủ công, văn hóa và sự sáng tạo. Các thiết kế truyền thống Trung quốc được biến hóa với các chi tiêt đương đại, kết cấu và một phong cách trình bày mới lạ. Trung tâm của quan điểm thiết kế sáng tạo của Dragon fly là sự tồn tại hài họa giữa thực dụng và thẩm mỹ, sáng tạo ra những sản phẩm bao trùm toàn bộ lợi ích của sự trang trí, thay vì đánh giá hiệu quả hoạt động trong sản phẩm của họ. Quan điểm này thể hiện trong hầu hết tất cả các khía cạnh của serie sản phẩm, minh họa qua các chi tiết tinh vi, vượt quá khỏi ranh giới thông thường của vật liệu tre.
Kiến trúc 24H; Trung tâm học tập, vui chơi và hoạt động thiếu niên.
Olav Bruin của văn phòng thiết kế Kiến trúc 24H, Hà lan, đã tạo ra trung tâm hoạt động và học tập của trẻ em. Đây là một phần của hệ thống resort Six Senses Soneva trên hòn đảo Koh Kooodin, vịnh Thái lan. Được xem như nổi bật nhất của một hệ thống các biểu tượng mang tính sinh thái của khu resort, trung tâm này là một cấu trúc được xây dựng bằng tre với các vật liệu địa phương để cung cấp vị trí cho trẻ em chơi, ăn, học, khám phá, và chia sẻ tất cả trong khi truyền tải một thông điệp môi trường thân thiện và địa phương.
Xe đạp bằng tre của Michael Verhaeren – môi trường và gọn nhẹ
Với các thuộc tính môi trường bền vững của tre, chiếc xe đạp này được nhà thiết kế công nghiệp người Bỉ Mechael Verhaeren thiết kế dựa trên hệ vòm tinh thể của Buckminster Fuller. Kết hợp tối đa các thuộc tính của sản phẩm : thay vì khung sắt hay nhôm, hai bánh xe được chọn một giải pháp thay thế thân thiện với môi trường so với giải pháp tiêu chuẩn; phần lớn hệ khung của xe đạp tre được kết nối từ carbon hoặc sợi hữu cơ, kết hợp với các mối nối bằng nhựa epoxy để gắn chặt các thành phần bằng tre vào nhau.
Ghế tre bền vững, môi trường của Dutch design
Sử dụng kỹ thuật tết, bện truyền thống của châu Á, “chiếc ghế tre” của hai nhà thiết kế Hà Lan Tejo Remy và René Veenhuizen được thực hiện chỉ bằng đan kết gỗ sinh thái thân thiện. Mảnh, nhẹ nhưng cũng rất bền, sản phẩm được cấu tạo bằng sử dụng các dải 24 cm x 10 cm uốn cong vào bán nguyệt để tạo thành phần đế chính. Giống như một bồn tắm dạng ghế, điển hình của ghế boong tàu khách, dự án kết hợp thiết kế Hà Lan truyền thống với kỹ thuật cấu tạp cổ để tạo ra một sản phẩm tiện nghi và bền vững.
Lỗ sâu của Eko Prawoto với cấu trúc hình nón
Kiến trúc sư Indonesia Eko Prawoto thiết kế tác phẩm Lỗ sâu (Wormhole) làm nổi bật cảnh quan thành phố Singapore bằng cách trưng bày ba cấu trúc hình nón bằng tre trên bãi cỏ của bảo tàng quốc gia Singapore. Triển lãm xếp đặt này mời gọi người xem bên trong nội thất bí ẩn của nó. Không gian vốn chỉ có thể nhìn thấy thông qua một khe nhỏ bên cạnh, lộ mở giống như một trang sách. Theo chủ đề, thời gian trôi qua được phản ánh thông qua các chi tiết nghệ thuật : những đám mây bay có thể nhìn thấy qua các lỗ tròn ở đỉnh của hình nón và mùi và kết cấu đặc biệt của tre gợi nhớ lại một thời đã qua khi mà các vật liệu nguyên gốc được sử dụng rộng rãi. “Lỗ sâu” là một phần của triển lãm Singapore 2013 cho đến ngày 16 tháng 2 năm 2014.
Ghế biến hình Hàng Châu của Min Chen
Hình thành từ 16 lớp tre veneer mỏng, nhà thiết kế Trung Quốc Min Chen đã phát triển “ghế đẩu Hàng Châu”. Với độ dày 0.9mm, các lát tre được uốn cong thành một hình vòng cung và dán lại với nhau ở mỗi đầu. Trọng lượng xuống chiếc ghế nhận càng lớn, vòng cung càng võng xuống cung cấp độ đàn hồi lớn hơn cho người dùng.
Thiết kế sản phẩm nội thất bằng tre của Studio Scope Đài Loan
Studio thiết kế Scope của Đài Loan phát triển các sản phẩm đồ nội thất, tái thể hiện các kỹ thuật thủ công truyền thống Châu Á. Bằng việc sử dụng vật liệu tự nhiên – chủ yếu là tre – họ đã tạo các đối tượng trong đó nhấn mạnh các kỹ năng của thợ thủ công Đài Loan, những người tạo tác các sản phẩm bằng tay cho mỗi thiết kế, khám phá, định nghĩa lại sản xuất, tuỳ biến và thương mại hóa của sản phẩm đồ nội thất.
Bộ văn phòng phẩm bằng tre của Yu Jian
Nhà thiết kế Yu Jian đã phát triển một bộ gồm mười sản phẩm văn phòng phẩm mang tên “Tre rỗng”. Mỗi sản phẩm có một thân tre rỗng có đường kính khác nhau tương ứng với thân. Các vật liệu tự nhiên được kết hợp với các bộ phận kim loại mà để giao hòa với chức năng của từng sản phẩm, với kết quả là một nhóm của các thiết bị với thẩm mỹ đẹp và công năng, bao gồm từ hộp để bút chì tới băng dính, từ cổng cắm USB tới đồng hồ để bàn.
- Tác giả: Nina Azzarello
- Tạp chí Designboom, ngày 25 tháng 12 năm 2013.
- Bài và ảnh gốc ở đây
- Chuyển ngữ: Bộ môn Lý thuyết và lịch sử kiến trúc