Mười kiến trúc tạm độc đáo nhất năm 2013 – lựa chọn của Designboom

This slideshow requires JavaScript.

Trong vòng 12 tháng vừa qua đã chứng kiến ​​một sự đa dạng của các dự án tạm thời được thực hiện tại một loạt các địa điểm độc đáo, tất cả đều nhằm khám phá làm sao một cấu trúc có thể đáp ứng một mục đích quan trọng, dù chỉ là tạm thời. Bản chất của các đề bài này thực sự là vô cùng khó khăn cho các kiến trúc sư, chỉ với nguồn ngân sách thấp và khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, đó cũng là một yếu tố của tự do, cho phép sáng tạo và chi tiết ở một mức độ cao hơn – cả hai điều vốn đều có thể không hiện thực với các dự án có quy mô lớn hơn. Thông thường được hình thành như những công trình công cộng, các thiết kế này cũng phải phù hợp công năng ở tỉ lệ con người, trong nhiều trường hợp phải có sự tương tác với người sử dụng. Những công trình được chú ý nhiều nhất, được tập hợp dưới đây, hàm chức sự đa dạng của của các vật liệu và kích thước khác nhau, thực sự là thử thách giới hạn của sáng tác kiên trúc và kỹ thuật.

Gian trưng bày Gấp khúc của Sou Fujimoto

sou-fujimoto-serpentine-gallery-pavilion-designboom-01

Gian trưng bày gấp khúc của Sou Fujimoto được mở cửa cho công chúng từ tháng 7 đến tháng 10 năm nay. Có hình dạng tương tự đám mây của được tổ hợp bằng các ống đường kính 20mm, được sắp xếp trong một hình mạng để khách tham quan có thể tương tác với kết cấu. Người ta có thể trèo lên từng nấc của hệ khung xương, chiêm ngưỡng một góc nhìn khác của tổng thể.

Nhà thờ bằng bìa cartoon của Shigeru Ban

shigeru-ban-cardboard-christchurch-cathedral-complete-designboom

Shigeru Ban được đề nghị thiết kế một không gian linh thiêng tạm thời cho một nhà nguyện, công trình nhà thờ bằng bìa cartoon ở New Zealand được xây dựng bằng trên 98 dầm, mỗi một dầm được bao bọc trong carton, hình thành một cấu trúc vững mạnh, có khả năng tái chế và đủ chỗ lên đến 700 người.

Khu lều vô hình A-kamp 47 của Malka Architecture

malka-architecture-akamp47-designboom-05

Được hình thành 23 đơn vị độc lập, dự án Stephane Malka sử dụng các đặc điểm cơ động và trọng lượng nhẹ của những căn lều xếp, trong khi cùng lúc thống nhất những cấu trúc riêng biệt nhằm mục đích chống lại thời tiết lạnh và sự phá hoại. Với cấu trúc tổ hợp mang tính xã hội và chính trị, thiết kế đặt ra câu hỏi khi nào thì những diện tích theo chiều cao là công cộng hoặc sở hữu riêng tư.

Không gian Fukita của Ryue Nishizawa

ryue-nishizawa-fukita-pavilion-designboom-01

Hai mặt phẳng cong mềm mại tạo thành một không gian cư trúc bên trong, hình thành một khu vực để ngồi nổi lên thông qua một con hào hình vầng trăng. Một cây mọc thẳng trong thiết kế của Ryue Nishizawa, đánh dấu bề mặt của sàn và mái, tạo dựng mối liên hệ gần gũi giữa tự nhiên và dự án.

Hàng rào Trylletromler của Fabric

trylletromler_FABRIC_db_01

“Hàng rào” đương đại này đã hình thành một ngưỡng mờ giữa bên trong và bên ngoài với một mê cung cái vừa là minh bạch vừa là ngăn cách. Thiết kế của Fabric đã tạo ra một không gian bao kín điều đã tạo ra một ấn tượng năng động về sự chuyển động thông qua sự lặp lại vô tận của các yếu tố đơn giản theo chiều dọc.

Mái che xếp ở Dashilar của People architecture.

Pop-up-Canopy-by-People-Architecture-Office-01.jpg

Mái che xếp (pop-up canopy) là một thiết kế vật liệu nhẹ của văn phòng thiết kế People Architecture, đã điều chỉnh phù hợp các tấm phản xạ của nhiếp ảnh thành chắn nắng. Tổng thể dự án có thể xếp gọn vào trong gói để cất giữ và có thể triển khai nhanh gọn với công sức tối thiểu.

Nhà tạm cho phòng khám Mae tao của A.Gor.A Architects

a.gor_.a-architects-temporary-dormitories-designboom01

Được xây dựng trong vòng 4 tuần, cấu trúc tạm thời này ngay lập tức thích hợp với môi trường địa phương. Được thiết kể bởi A.gor.a architects, mỗi khung gỗ được tháo dỡ và lắp ráp dễ dàng ở một vị trí mới với tre và mái rạ có thể sử dụng cho tường, sàn và mái

Căn nhà Mark do Two Islands thiết kế

two-islands-marks-house-floating-house-designboom-01

Nhà ở tạm thời, của Two Islands, được nâng cao và một tầng được đỡ bằng consol phía bên trên mặt đất, nằm phía trên một bệ gương và được phủ bằng một lớp vỏ phim polysester phản xạ, cho phép công trình hòa lẫn với cảnh quan xung quanh. Lớp vỏ hoàn thiện này thay đổi cùng với điều kiện thời tiết, giãn nở hoặc nhăn nhúm tùy theo sự thay đổi của độ ẩm trong không khí.

Trăng lên của Daydreamers Design

lantern-pavilion-made-from-recycled-water-bottles-designboom-01

4800 chai nước bằng nhựa polycarbonate sử dụng như những đèn hiệu riêng rẽ, gợi nhớ đế những hình dạng hang động của những đèn lồng giấy truyền thống của Trung quốc. Được phát triển bởi studio Hongkong Daydreamer Design, các đèn LED được gắn vào những module cấu trúc sản xuất sẵn hình tam giác và được lắp ghép như một gian, nơi mà không gian nội thất vừa chỗ cho treo đủ 2300 chai.

Phòng hòa nhạc Ark nova của Anish Kapoor và Arata Isozaki

japan-opens-ark-nova-worlds-first-inflatable-concert-hall-designboom-11

“Ark nova” phòng hòa nhạc đầu tiên trên thế giới có thể bơm thổi, sẽ đi lưu diễn vòng quanh Nhật bản, nơi bị tàn phá trong trận động đất sóng thần năm 2011. Kết cấu này, một sản phẩm kết hợp giữa Anish Kapoor và Arita Isozaki, có khả năng chứa đến 500 người, nơi mà các bức tường mà tím phát quang tạo ra một nội thất cuồn cuộn với những hàng ghế chế tác thủ công và một sân khấu riêng tư.

———–

  • Tác giả Philips Steven
  • Tạp chí Design Boom, ngày 17 tháng 12 năm 2013.
  • Bài gốc và hình tại đây
  • Chuyển ngữ: Bộ môn Lý thuyết và lịch sử kiến trúc
Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: