
Tân Vị lai (Neo-Futurism) là một phong trào cuối TK 20 đầu TK 21 trong nghệ thuật, thiết kế và kiến trúc, xuất phát từ quan điểm của CN Hậu hiện đại và đại diện cho một niềm tin duy tâm vào một tương lai tốt hơn. Nó được mô tả như một phong trào tiên phong với tư duy lại về tương lai đằng sau tính thẩm mỹ và chức năng của các thiết kế tại các thành phố đang phát triển. Đồng thời nó mang cảm hứng từ các công trình biểu hiện cấu trúc giữa TK 20 của các kiến trúc sư như Alvar Aalto và Buckminster Fuller.
Nguồn gốc

ân Vị lai bắt đầu từ cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970 bởi các kiến trúc sư như Buckminster Fuller và John C. Portman Jr., nhà thiết kế công nghiệp Eero Saarinen, Archigram và một nhóm kiến trúc tiên phong (gồm Peter Cook, Warren Chalk, Ron Herron, Dennis Crompton, Michael Webb và David Greene, Jan Kaplicky…), phong trào được coi là một phần của sự phát triển kiến trúc công nghệ cao, phát triển nhiều chủ đề và ý tưởng tương tự nhau.

Một ví dụ là công trình Cung điện vui nhộn (1961), tuy không được xây dựng, nhưng theo kiến trúc sư Cedric Price giải thích thì nó là một “cỗ máy tương lai khổng lồ”. Tác phẩm đã ảnh hưởng đến các kiến trúc sư, đặc biệt là Richard Rogers và Renzo Piano, với Trung tâm Pompidou mở rộng có nhiều ý tưởng giá trị.
Định nghĩa

CN Tân Vị lai được tiếp thêm sức mạnh vào năm 2007 sau khi công bố “Tuyên ngôn về thành phố tương lai”. Văn bản này được trình bày cho Cục Triển lãm Quốc tế (BIE) và được viết bởi nhà thiết kế đổi mới Vito Di Bari, một cựu giám đốc điều hành tại UNESCO. Nội dung văn bản phác thảo tầm nhìn của tác giả về thành phố Milan tại thời điểm diễn ra triển lãm Universal Expo 2015. Di Bari xác định tầm nhìn về tương lai mới của mình là “sự thụ phấn chéo của nghệ thuật, công nghệ tiên tiến và các giá trị đạo đức kết hợp với nhau để tạo ra chất lượng cuộc sống cao hơn”. Tác giả đã tham khảo Trụ cột thứ tư của Lý thuyết phát triển bền vững và nêu lên rằng tên này được lấy cảm hứng từ báo cáo của Liên Hợp Quốc về Tương lai chung của chúng ta.

Jean-Louis Cohen đã định nghĩa CN Tân Vị lai “là hệ quả của công nghệ, là các cấu trúc được xây dựng ngày nay bởi vật liệu mới để tạo ra các hình thức không thể có trước đây”. Etan J. Ilfeld đã viết rằng trong mỹ học Tân Vị lai đương đại: “máy móc trở thành một yếu tố không thể thiếu của chính quá trình sáng tạo và tạo ra sự xuất hiện của các mức độ nghệ thuật không thể có trước thời kỳ công nghệ máy tính”. Định nghĩa “une architecture autre” của Reyner Banham là một lời kêu gọi một nền kiến trúc vượt qua tất cả các kiến trúc trước đây nhưng vẫn sở hữu một hình thức biểu cảm. Ông giải thích về CN Tân Vị lai: “Thành phố máy tính kết nối của Archigram, hình thức không phải theo chức năng mà rơi vào quên lãng”.
Trong nghệ thuật và kiến trúc

CN Tân Vị lai được lấy cảm hứng một phần bởi KTS đi đầu Antonio Sant’Elia và KTS tiên phong Hal Foster, giai đoạn những năm 1960-1970, cùng với các KTS khác như William Pereira, Charles Luckman và Henning Larsen. Trong đó Vito Di Bari được coi là một trong những nhà thiết kế hàng đầu của CN Tân Vị lai.
Kiến trúc sư và nhà thiết kế
Sự khởi đầu lại của CN Tân Vị lai trong TK 21 được lấy cảm hứng sáng tạo từ các tác phẩm đoạt giải Pritzker kiến trúc của Zaha Hadid, Santiago Calatrava và Vito DiBari.
Một số công trình tiêu biểu



Trần Giang Nam.
Biên dịch từ https://en.wikipedia.org/wiki/Neo-futurism