MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THÔNG TIN NHỎ

TRUNG TÂM THÔNG TIN THÀNH PHỐ LONDON | MAKE ARCHITECTS

Công trình này hoàn thành năm 2007 tại Thủ đô London (Anh), có diện tích khoảng 135m2. Nằm đối diện Nhà thờ chính toà St.Paul, các kiến trúc sư đã tạo ra một công trình có cấu trúc đương đại trong một khu vực di sản kiến trúc lịch sử đặc biệt.

Về hình thức, công trình này là sự kết hợp đơn giản hiệu quả của một cấu trúc hình học với tác động trực quan thị giác. Mặt bằng hình tam giác được tạo ra bằng việc phân tích các luồng giao thông của người đi bộ trên toàn khu vực để tăng sự tiếp cận tối đa.

Trong khi bản thân hình khối của nó là một sự đối thoại hấp dẫn với chính nhà thời St. Paul, công trình ngước lên người hàng xóm cổ kính và như một điểm để bắt đầu chào đón mọi người tới khu vực di sản. Hình khối công trình như một chiếc máy bay giấy có tính khí động học, thực ra là một tấm kim loại diện tích gần 140m2 được gấp nếp nằm bên trên một khung thép kết cấu

Nội thất bên trong công trình gọn gàng, sạch sẽ, với điểm nhấn chủ đạo là màu vàng tươi trải dài từ các bức tường lên tới các diện trần. Màu vàng này thực ra là cùng tone màu với các công trình cổ điển xung quanh, nhưng được thể hiện bằng sắc độ, độ tươi tắn và chất liệu khác, đem lại một cảm giác vừa quen, vừa năng động và tươi mới.

Toà nhà được thiết kế chính xác trở thành một công trình bền vững, tiết kiệm năng lượng. Lớp vỏ công trình đạt sự các nhiệt cao, môi trường bên trong được làm mát một cách tự nhiên. Đặc biệt, nhừo lớp mái dốc của mình mà công trình không những có một hình thức nổi bật điểm nhấn, mà còn là thoát nước mữa dễ gàn, thu gom nước mưa tái chế để sử dụng cho nhà WC công cộng bên trong cũng như tưới cây xanh trong khu vực quanh công trình.

TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH SÔNG NIYANG

ng trình này có quy mô lớn hơn (430m2), nằm tại bờ sông Niyang thơ mộng tại Nyingchi, Xizang, Tây Tạng. Đây là nơi dừng chân của khách du lịch từ Tứ Xuyên sang Tây Tạng (quốc lộ 318), tìm hiểu thông tin và bắt đầu hành trình khám phá du lịch đường sông của mình. Công trình này được xây dựng bên cjanh một cảnh quan thiên nhiên mặt nước.

Công trình giải quyết được mối quan hệ giữa một toà nhà biệt lập, tương tác với cảnh quan và môi trường hoang dã xung quanh. Các kiến trúc sư tạo ra một không gian mở chính giữa công trình như một sân chung kết nối các khối chức năng xung quanh, gồm có: một phòng bán vé, quầy thông tin du lịch, một khu thay đồ để chuẩn bị lên bà đi du lịch trên sông và một khu WC công cộng.

Công trình được xây dựng trên ý tưởng tái hiện phương pháp xây dựng truyền thống của người dân Tây Tạng; Những bước tường đá dày lên tới 400-600mm giúp tạo ra những hình khối mạch lạc, khúc triết cũng như vượt được những khẩu độ lớn giúp bỏ bớt các cấu kiện chịu lực thừa thãi. Lớp đất sét dày tới 150mm được sử dụng như một màng chống thấm, cũng như tạo hình độ dốc mái cho công trình.

Đặc sắc nhất trong công trình chính là việc “chơi” màu sắc. Màu sắc là một yếut ố rất quan trọng trong văn hoá cổ Tây Tạng. Ở đây, các kiến trúc sư đã tái hiện các lớp màu sắc rực rỡ trong truyền thống Tây Tạng vào một công trình đương đại một cách khéo léo. Các lớp màu này được khai thác từ các nguyên liệu tự nhiên địa phương, sơn lên bề mặt công trình theo một bố cục trừu tượng, làm nổi bật sự chuyển tiếp không gian.

Đặc biệt là thiên nhiên với ánh sáng mặt trời thay đổi trong ngày đã tạo ra sự biến đổi liên tục giữa bóng đổ và các bề mặt diện, tạo ra sự hấp dẫn và chuyển động không ngừng của công trình. Nhìn từ bên ngoài, dường như công trình được hoà hợp tuyệt đối với thiên nhiên xung quanh bởi chất liệu và quan điểm thiết kế bản địa được những kiến trúc sư lựa chọn và sử dụng nhuần nhuyễn.

TRUNG TÂM THÔNG TIN  CỘNG ĐỒNG PINCH | JOHN LIN & OLIVIER OTTEVAERE.

Công trình cuối cùng được giới thiệu là một trung tâm cộng đồng, kết hợp thư viện mang tên Pinch, do hai kiến trúc sư châu Âu thiết kế tại làng Shuanghe, vùng biên giới Vân Nam (Trung Quốc), là một nơi có khí hậu tương đối tương đồng với khí hậu miền Bắc Việt Nam. Công trình diện tích hơn 80m2. Được hoàn thành năm 2014, đây là một công trình đặc biệt khi nằm trong dự án tái thiết sau trận động đất 2012 phá huỷ hầu hết ngôi làng. Địa điểm xây dựng nằm ở giữa quảng trường trung tâm, một vùng đất trống là nơi sinh hoạt cộng đồng của cả làng.

Công trình được thiết kế bằng một ngôn ngữ tạo hình của một mái cong đôi ấn tượng, tương tác với vẻ đẹp của thung lũng núi, tạo ra một góc nhìn đẹp từ trong công trình ra thiên nhiên bên ngoài. Cấu trúc của nó tạo ra một biểu tượng mới cho khu vực, là một “tượng đài” kỷ niệm cho trận động đất năm xưa và thể hiện khát vọng sống vươn lên của con người nơi đây.

Có thể thấy cấu trúc kết cấu cơ bản của công trình được làm hoàn toàn bằng gỗ. Một hệ khung đơn giản, hiện đại, một lớp mái mềm mại, giày hình ảnh được tạo ra bằng các tấm gỗ sản xuất trực tiếp tại địa phương. Hình thức đa dạng, nhưng cách thực hiện lại rất dễ dàng.

Công trình bao gồm chức năng thư viện cho người dân và trẻ em tới đọc sắc và tìm hiểu thông tin, một khu vực quầy quản lý, và khu vực WC. Các khối chức năng được bố trí khéo kéo dựa trên hình thức mềm mại của công trình, nhưng không gian mở được đưa ra đằng trước đón ánh sáng tự nhiên và không gian riêng tư được “giấu” vào bên dưới phần mái uốn.

Công trình như một điểm nhấn của toàn bộ ngôi làng cả ngày lẫn đêm, thể hiện sự tiếp nối truyền thống và tiếp tục khẳng định sự khả thi của những hệ thống cấu trúc gỗ đương đại, ngay cả ở những vùng xa xôi và nghèo khó. Thay cho những khối beton hay gạch cứng nhắn, đơn điệu, công trình đã dùng nhữung vật liệu tự nhiên địa phương bền vững và đã thực sự thành công trong việc truyền tải thông điệp của mình.

Kết luận

Thông qua ba ví dụ trên, chúng ta đã thấy nhữung kinh nghiệm và bài học nhỏ nhưng giá trị. Ba công trình, ba loại ngôn ngữ thể hiện chất liệu (thép, đá và gỗ), ba đới khí hậu và ba địa điểm xây dựng hoàn toàn khác nhau (giữa đô thị di sản, di sản thiên nhiên hoang dã và giữa cộng đồng nông thôn), cách ứng xử và xử lý thủ pháp của kiến trúc sư cũng hoàn toàn khác nhau (tương phản, đối lập, hài hoà và kế thừa).

Ngô Việt Anh (tổng hợp và lược dịch từ Archdaily.com)

Leave a comment