Đây là cái sai với Kiến trúc ngày nay.

Năm 1997, kiến trúc sư Frank Gehry đã hoàn thành một công trình có thể vĩnh viễn thay đổi lịch sử kiến trúc đương đại. Ở Bilbao, Tây Ban Nha, một nơi có dân số 359.000 người, nơi mà ngay cả những du khách thường xuyên đi du lịch thế giới nhất hẳn cũng chưa bao giờ đặt chân đến, ông đã xây dựng một chi nhánh quốc tế đầu tiên cho Bảo tàng Guggenheim. Điều này khiến thành phố trở thành thứ khoái cảm qua đêm cho những kẻ hành hương mộ đạo kiến trúc, —và những người đam mê nghệ thuật—và tạo ra một phong cách đặc trưng của Gehry mà ông đã sử dụng lặp đi lặp lại trong các dự án trên khắp thế giới trong 25 năm qua.

Các nhà phê bình kiến trúc cũng như đám đông công chúng đều ca ngợi mặt tiền như cánh buồm, phản chiếu ánh sáng của Guggenheim Bilbao bằng các tấm titan nhấp nhô, đặt trên các phiến đá vôi màu be từ một mỏ đá Granada gần đó. Cùng năm khi nó được khai trương, Tạp chí New York Times đã gọi nó là một “phép màu”. Và thực sự đúng như vậy, vì cái thị trấn mà ít người biết đến ở xứ Basque này đã nhanh chóng trở thành một trung tâm văn hóa toàn cầu nhờ có một tòa nhà chủ đạo và bộ sưu tập mà nó nắm giữ. Công trình kiến trúc thành công đến mức nó đã khơi mào cho một xu hướng riêng của ngành, được mệnh danh là “hiệu ứng Bilbao” – với ý tưởng rằng một công trình có tính tuyên ngôn có thể thu hút đủ sự chú ý để nâng cao vị thế kinh tế và xã hội của một thành phố.

Bảo tàng Guggenheim của Frank Gehry ở Bilbao, Tây Ban Nha, đã vĩnh viễn thay đổi kiến trúc đương đại. ảnh: Getty Images

Hiệu ứng Bilbao là giấc mơ tiếp thị của bất kỳ khách hàng kiến trúc nào: khi một thiết kế quá tốt, nó sẽ mang tiền lại cho bạn. Và, trong những năm tiếp theo, một số người thậm chí còn yêu cầu Gehry tái tạo chính xác lại công trình của mình ở các thị trấn thời hậu công nghiệp khác. Công ty của ông không phải là người duy nhất thực hiện các yêu cầu như vậy. Các dự án nổi bật của một nhóm Siêu sao kiến trúc sư (starchitects) – một tập hợp tuyển chọn của các kiến trúc sư tầm thế giới (gồm cả Gehry) mà các thiết kế kiểu cách của họ khiến họ trở thành thành những cái tên quen thuộc với mọi nhà — kể từ đó đã xuất hiện khắp nơi trên thế giới, ở cả các thành phố lớn và nhỏ. Một số, như khu nghỉ dưỡng Marina Bay Sands năm 2010 của Moshe Safdie ở Singapore, rất thành công; trong khi những người khác, như Cái bình (The vessel) của nhà thiết kế Thomas Heatherwick ở New York năm 2919 thì không. (Công trình Cái Bình phải đóng cửa vào năm 2021 sau khi có quá nhiều vụ tự tử xảy ra ở đây)

Công trình cái Bình (The Vessel), nằm ở Hudson Yards của New York, đã bị đóng cửa kể từ khi khai trương vào đầu năm 2019. Ảnh: Roy Rochlin/Getty Images

 “Bilbao là một đóng góp to lớn cho kiến trúc, nhưng đồng thời, nó cũng kích hoạt tất cả những loại dự án tạo-lập-biểu-tượng” Kiến trúc sư Liz Diller, cộng sự ở Diller Scofidio + Renfro ở New York, giải thích: “Tôi có cảm xúc lẫn lộn về điều này bởi vì tôi nghĩ đôi khi khi một khách hàng yêu cầu thứ gì đó mang tính biểu tượng, có thể họ đang nói là, không nhàm chán. Có thể họ đang nói rằng họ muốn thứ gì đó thu hút sự chú ý đến thành phố của họ và thúc đẩy kinh tế. Đôi khi họ nói rằng họ muốn chúng tôi làm điều gì đó tốt nhất. Nhưng, tôi không phải là người đấu tranh cho một biểu tượng chỉ vì lợi ích của nó.”

Điều làm nên sự khác biệt của các thiết kế tốt và xấu là cái tôi. Ngày nay, nhiều công trình tự-biểu hiện có xu hướng chạy theo mốt nhất thời hoặc thiết kế chỉ vì mục đích thiết kế. Một thứ hình thức “wow” không hề có tí bối cảnh nào có thể rất thú vị vào ngày khai mạc vì sự chọc lên sừng sững mà nó mang đến trên đường chân trời, nhưng sẽ nhanh chóng trở nên lỗi thời, một thứ khủng long kiến trúc mà vĩnh viễn đánh dấu một sự cố gắng nhọc nhằn. Trong khi các công trình siêu việt mà đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử kiến trúc, thì một thiết kế trường tồn với thời gian chính là cái gắn bó lâu dài.

Mặc dù toà tháp Aqua của Studio Gang (giữa) là một kỳ quan hiện đại, nhưng nó đã tìm thấy vị trí của mình trong đường chân trời cao ốc biểu tượng của Chicago và dường như nó được định sẵn để trường tồn qua sự thử thách của thời gian. Ảnh: Jose Luis Stephens/Getty Images

“Phi thời gian có nghĩa là kiến trúc chủ tâm chủ ý đến những nhu cầu hàng ngày của con người, rằng nó tiếp tục được người ta sử dụng và yêu thích, và rằng nó được làm tốt và với sự trân trọng” Kiến trúc sư Jeanne Gang, kiến trúc sư trưởng của Studio Gang, diễn giải “Ánh sáng tự nhiên, không khí tươi, sự kết nối ngoài trời, và sự định hướng trực quan và dễ tiếp cận” đó là những tiêu chí cho kỳ tích này và những thước đo này đã được khoa học chứng minh rằng giúp chúng ta cảm thấy thoải mái khi ở trong các công trình “Kiến trúc có thể đạt được những phẩm chất này bằng cách tập trung vào trải nghiệm của những người sẽ sử dụng nó, cũng như bằng cách dự đoán những sự thay đổi.”

Bilbao là một đóng góp to lớn cho kiến trúc, nhưng đồng thời, nó cũng kích hoạt tất cả những loại dự án tạo-lập-biểu-tượng

Liz Diller

Diller cũng chỉ ra tính linh hoạt như một chỉ hiệu của thiết kế sẽ “có thể chống chọi được với những sự thay đổi nhanh chóng của văn hóa, công nghệ và kinh tế.” Theo bà, những khái niệm đầu tiên của chủ nghĩa nghĩa hiện đại về “vật chất mang tính cấu trúc” và tinh thần của chủ nghĩa lạc quan trong kiến trúc có tính khai phá vẫn là những nguyên tắc dẫn hướng thiết kế đáng giá. “Kiến trúc giống như một cỗ máy mà tạo ra trải nghiệm hoặc là kích hoạt phản ứng cảm xúc hoặc phản ứng trí tuệ” Bà nói “Đối với chúng ta, mỗi dự án tạo ra một thể loại thách thức to lớn và khả năng để tái-suy nghĩ và phát minh. Tôi quan tâm nhiều hơn đến việc suy luận về một kiểu dạng thiết chế có tính vận hành mới hơn là chỉ dựa trên một thứ hình thức.”

Không giống như thời đại của những thứ chủ nghĩa trong quá khứ, kiến trúc đương đại không có phong cách thống nhất, một hiện tượng—mà cùng với những khả năng vô hạn mà công nghệ thiết kế kỹ thuật số cung cấp —đã cho phép các dự án một kiểu dân chủ hoá thẩm mỹ mới. Tuy nhiên, những tác phẩm với sự mạnh bền bỉ thì khai phá nhiều điều hơn là thứ một mặt tiền ngoạn mục.

The Broad, được DS+R thiết kế và mở cửa năm 2015, tinh lọc ý tưởng về cái gì có thể định hình một công trình bảo tàng. Photo: Getty Images

“Là kiến ​​trúc sư, chúng tôi có trách nhiệm suy nghĩ một cách nghiêm chỉnh làm sao để định hình những câu hỏi sẽ dẫn hướng cho thiết kế và giúp khách hàng hiểu được cái tiềm năng đầy đủ nhất trong các dự án của họ” bà Gang nói, trong khi lưu ý rằng studio của bà ấy lấy cảm hứng từ những khu vực xung quanh cho đến những ranh giới đất “nhằm xem xét rằng làm như thế nào mà các tòa nhà của chúng tôi có thể là chất xúc tác cho sự thay đổi tích cực và trở thành một phần tích cực của một mạng lưới cộng đồng và môi trường tự nhiên rộng lớn hơn.”

Thứ kiến trúc vượt thời gian đặt ra những câu hỏi quan trọng và kiểm tra lý thuyết của một kiến trúc sư, nhưng giống như rất nhiều vấn đề phức tạp, một giải pháp duy nhất không nhất thiết—hoặc thậm chí là có thể—là mục tiêu cuối cùng. Diller tiếp cận mỗi dự án như một thử nghiệm mang tính triết học về “những câu hỏi về chủ nghĩa Chú trọng thị giác trong nền văn hóa của chúng ta cũng như cấu trúc quyền lực và các không gian phản ứng với chúng như thế nào” Đó chính là nghiên cứu, bà nói, “và không bao giờ lỗi thời.”

Một thứ hình thức “wow” không hề có tí bối cảnh nào có thể rất thú vị vào ngày khai mạc vì sự chọc lên sừng sững mà nó mang đến trên đường chân trời, nhưng sẽ nhanh chóng trở nên lỗi thời, một thứ khủng long kiến trúc mà vĩnh viễn đánh dấu một sự cố gắng nhọc nhằn

Cho phép bối cảnh, vật liệu và nghiên cứu để định hướng một thiết kế có nghĩa là thường dẫn đến vẻ đẹp kiến trúc, một khía cạnh quan trọng mà “khiến mọi người quan tâm đến các tòa nhà”, điều chỉnh chúng như những toà nhà lân cận, và coi đó là mẫu mực. Những thiết kế năng động, hấp dẫn nhưng trường tồn với thời gian, chừng nào mà cách tiếp cận của các kiến trúc sư cân bằng giữa nhu cầu hoạt động cùng với đặt trong sự phù hợp và hấp dẫn.

 “Sẽ thật tồi tệ khi sống trong một thế giới đầy những kiến trúc tầm thường, nhưng cũng sẽ vô cùng tồi tệ nếu tất cả các tòa nhà đều gào thét để thu hút sự chú ý.” Gang nói. Nói cách khác, để cho các công trình  đương đại trở thành những biểu tượng trường tồn, thì cái mong muốn về hiệu ứng Bilbao phải chết.

Elizabeth Fazzare

Nguồn: https://www.architecturaldigest.com/story/this-is-whats-wrong-architecture-today

Leave a comment