Năm 1997, kiến trúc sư Frank Gehry đã hoàn thành một công trình có thể vĩnh viễn thay đổi lịch sử kiến trúc đương đại. Ở Bilbao, Tây Ban Nha, một nơi có dân số 359.000 người, nơi mà ngay cả những du khách thường xuyên đi du lịch thế giới nhất hẳn cũng chưa bao giờ đặt chân đến, ông đã xây dựng một chi nhánh quốc tế đầu tiên cho Bảo tàng Guggenheim. Điều này khiến thành phố trở thành thứ khoái cảm qua đêm cho những kẻ hành hương mộ đạo kiến trúc, —và những người đam mê nghệ thuật—và tạo ra một phong cách đặc trưng của Gehry mà ông đã sử dụng lặp đi lặp lại trong các dự án trên khắp thế giới trong 25 năm qua.
Continue reading “Đây là cái sai với Kiến trúc ngày nay.”Tag: kiến trúc sư nổi tiếng
Trường đại học Yuan Ze (Đài Loan) – Santiago Calatrava

Năm 2009, Douglas Tong Hsu, chủ tịch hội đồng quản trị tại đại học Yuan Ze, đã ủy quyền cho Santiago Calatrava thiết kế một tòa nhà mới đầy ý nghĩa cho khuôn viên trường đại học Yuan Ze, nằm ở quận Đào Viên, cách Đài Bắc, Đài Loan khoảng 40 km về phía tây nam. Quy mô 58.000 m2 cho giai đoạn 1 của một chương trình đầy tham vọng bao gồm: trung tâm biểu diễn nghệ thuật, đài tưởng niệm người sáng lập trường đại học và một tòa nhà mới cho các ngành nghệ thuật và thiết kế của trường. Ngoài ra, thêm 50.000 m2 không gian cho các phòng thí nghiệm nghiên cứu khoa học trong tương lai ở giai đoạn 2 của dự án.
Continue reading “Trường đại học Yuan Ze (Đài Loan) – Santiago Calatrava”Paul Rudolph – kiến trúc sư hiện đại cô đơn.
Đã có thời điểm khi mà Paul Rudolph (1918–1997) từng là kiến trúc sư nổi tiếng nhất, nếu không phải ở tầm thế giới, thì ít nhất cũng là trong nước Mỹ. Là một trong những sứ giả hàng đầu của chủ nghĩa hiện đại “anh hùng”, ông là tác giả của một số công trình bằng bê tông sáng tạo và táo bạo nhất ở thập niên 1960. Những siêu sao kiến trúc hiện nay như Richard Rogers và Norman Foster đã từng đến đại học Yale làm học trò của ông. Nhưng sau một trận hỏa hoạn tàn phá Tòa nhà Kiến trúc và Nghệ thuật của Rudolph tại đại học Yale và nhiều trận bút chiến tấn công từ các nhà phê bình theo chủ nghĩa Hậu hiện đại, chuỗi các dự án của Rudolph, cũng như những hậu duệ người Mỹ của ông, dường như bốc hơi qua một đêm. Mặc dù phần lớn tác phẩm của Rudolph trong thời kỳ đầu ở Sarasota, Florida, và khi ông ở đỉnh cao sự nghiệp trong thập niên 60 đã được phục hồi và tái khám phá bởi những công chúng mới, những công việc sau này của ông – được tạm thời xác định là những công trình được hoàn thành trong khoảng từ năm 1970 cho đến khi ông mất vào năm 1997 – vẫn còn tương đối ít được biết đến.
Continue reading “Paul Rudolph – kiến trúc sư hiện đại cô đơn.”
Góc khuất của những người hùng!
Bạn ngưỡng mộ tài năng kiệt xuất của Le Corbusier, ngất ngây trước những đường cong biến hóa của Eero Saarinen hay Eric Mendelson, trầm trồ trước tầm nhìn kiến trúc thiên bẩm của Phillip Johnson ? Đó là những con người chủ đạo định hình nên kiến trúc hiện đại giữa thế kỉ 20. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong quãng đời của họ, có những thời điểm mà họ đã làm những việc khá là kì lạ, thậm kí là kinh khủng.
Tòa thị chính Säynätsalo – KTS Alvar Aalto
Nằm trong trung tâm của một thị trấn nông nghiệp nhỏ ở Phần Lan, tòa thị chính Säynätsalo dường như có dáng vẻ quá hoành tráng với bối cảnh xung quanh của nó. Được thiết kế bởi Alvar Aalto vào năm 1949, tòa thị chính là một nghiên cứu về các mặt đối lập: các yếu tố của chủ nghĩa kinh điển và sự hoành tráng pha trộn với tính hiện đại và sự gần gũi để tạo thành một trung tâm mới liên kết chặt chẽ dành cho cộng đồng. Điều này và một số khía cạnh khác của thiết kế đã lúc đầu bộc lộc vài điều gây chia rẽ, và Tòa thị chính không phải là không có tranh cãi kể từ khi nó ra đời.
Continue reading “Tòa thị chính Säynätsalo – KTS Alvar Aalto”
KTS Renzo Piano
KTS Italia Renzo Piano sinh ngày 14 tháng 9 năm 1937, người nổi tiếng bởi sự tinh tế và quan điểm độc đáo cho mỗi công trình, áp dụng ở các bảo tàng và công trình vòng quanh thế giới. Được trao giải thưởng Pritzker năm 1998, ban giám khảo so sánh ông với những bậc tiền bối như Leonardo da Vinci, Michelangelo và Brunelleschi, ca ngợi “trí tuệ thú vị và kỹ thuật giải quyết vấn đề cũng rất rộng giống như những bậc thầy đồng hương”
KTS Oscar Niemeyer
Kiến trúc sư Oscar Ribeiro de Almeida Niemeyer Soares Filho (1907-2012) hay còn được biết đến dưới cái tên ngắn gọn Oscar Niemeyer là một trong những kiến trúc sư vĩ đại nhất của kiến trúc hiện đại. Ông đã để lại hơn 600 công trình trên khắp các lục địa Á-Âu-Mỹ. Dưới đây là một số thông tin thú vị về ông.
Ngôi nhà ở Amagansett – KTS Charles Gwathmey
Thành công sớm quá rất có thể sẽ là một lời nguyền – chỉ cần hỏi bất kỳ ngôi sao nhí nào – nhưng với Charles Gwathmey, người kiến trúc sư nổi tiếng, mất ở tuổi 71, lại rất thích thú trong sự thành công sớm của mình, thừa nhận rằng đó là một trong những bước ngoặc may mắn mà chỉ đến một lần trong đời. Ông mới chỉ ở tuổi 25, đang bắt đầu sự nghiệp của mình, khi thiết kế một ngôi nhà 1.200 feed vuông (111.50m2) cho cha mẹ ở Amagansett ,Newyork. Những bức ảnh của công trình đã được công bố trên toàn thế giới và ngay lập tức nó đã trở thành một biểu tượng, giới thiệu một thế hệ trẻ với ý đồ kiến trúc như nghệ thuật. Công trình đó đã tạo nên sự nổi tiếng cho ông.
Continue reading “Ngôi nhà ở Amagansett – KTS Charles Gwathmey”
Sự điên lọan ở Bắc kinh – KTS Rem Koolhaas
Trong nhiều năm vừa qua, bên cạnh công trình Trung tâm Thương mại Thế giới mới, thật khó để tìm ra một dự án kiến trúc nào gây tranh cãi nhiều hơn so với công trình CCTV, trụ sở chính của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc.
Continue reading “Sự điên lọan ở Bắc kinh – KTS Rem Koolhaas”
Viện bảo tàng nghệ thuật High – KTS Richard Meier
Viện bảo tàng nghệ thuật High là công trình công cộng và một bộ sưu tập nghệ thuật chính đáp ứng với đặc điểm hình thái và bối cảnh của tổng thể nhu cầu của một bảo tàng. Truyền thống xây dựng tiến bộ thành phố Atlanta cũng như vị trí như một trung tâm phát triển văn hóa,đã có một ảnh hưởng mạnh lên thiết kế công trình.
Continue reading “Viện bảo tàng nghệ thuật High – KTS Richard Meier”