Ngôi trường nông thôn ở Brazil làm say đắm kiến trúc thế giới

Các kiến trúc sư trẻ, những người phía sau một trường học ở vùng nông thôn của Brazil, đã không hề mong đợi nhận được sự công nhận quốc tế cho công việc của mình. Mục tiêu của họ chỉ đơn giản là phục vụ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng xa xôi ở Formoso do Araguaia, một thành phố nhỏ cách thủ đô Brasíc khoảng 500 km về phía tây bắc.

Continue reading “Ngôi trường nông thôn ở Brazil làm say đắm kiến trúc thế giới”
Advertisement

Paul Rudolph – kiến trúc sư hiện đại cô đơn.

41506-main_3177-1_41506_sc_v2com-hero-1

Đã có thời điểm khi mà Paul Rudolph (1918–1997) từng là kiến ​​trúc sư nổi tiếng nhất, nếu không phải ở tầm thế giới, thì ít nhất cũng là trong nước Mỹ. Là một trong những sứ giả hàng đầu của chủ nghĩa hiện đại “anh hùng”, ông là tác giả của một số công trình bằng bê tông sáng tạo và táo bạo nhất ở thập niên 1960. Những siêu sao kiến trúc hiện nay như Richard Rogers và Norman Foster đã từng đến đại học Yale làm học trò của ông. Nhưng sau một trận hỏa hoạn tàn phá Tòa nhà Kiến trúc và Nghệ thuật của Rudolph tại đại học Yale và nhiều trận bút chiến tấn công từ các nhà phê bình theo chủ nghĩa Hậu hiện đại, chuỗi các dự án của Rudolph, cũng như những hậu duệ người Mỹ của ông, dường như bốc hơi qua một đêm. Mặc dù phần lớn tác phẩm của Rudolph trong thời kỳ đầu ở Sarasota, Florida, và khi ông ở đỉnh cao sự nghiệp trong thập niên 60 đã được phục hồi và tái khám phá bởi những công chúng mới, những công việc sau này của ông – được tạm thời xác định là những công trình được hoàn thành trong khoảng từ năm 1970 cho đến khi ông mất vào năm 1997 – vẫn còn tương đối ít được biết đến.

Continue reading “Paul Rudolph – kiến trúc sư hiện đại cô đơn.”

Góc khuất của những người hùng!

This slideshow requires JavaScript.

Bạn ngưỡng mộ tài năng kiệt xuất của Le Corbusier, ngất ngây trước những đường cong biến hóa của Eero Saarinen hay Eric Mendelson, trầm trồ trước tầm nhìn kiến trúc thiên bẩm của Phillip Johnson ? Đó là những con người chủ đạo định hình nên kiến trúc hiện đại giữa thế kỉ 20. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong quãng đời của họ, có những thời điểm mà họ đã làm những việc khá là kì lạ, thậm kí là kinh khủng.

Continue reading “Góc khuất của những người hùng!”

Căn nhà số 14 và 15 khu Weissenhofsiedlung – KTS Le Corbusier

This slideshow requires JavaScript.

Công trình hai nhà ở gia đình số 14-15 được Le Corbusier và Pierre Jeanneret thiết kế năm 1927, là một trong số những thể nghiệm sớm nhất cho nguyên tắc Năm điểm của một nền kiến trúc mới. Nằm tại ngọai ô của Stuttgart, căn hộ liền kề này là một phần của dự án Weissenhof-Siedlung, một thể nghiệm phát triển nhà ở và triển lãm cho kiến trúc hiện đại. Như một tiền lệ tiến bộ cho sự ra đời của Phong cách quốc tế, tác phẩm của Le Corbusier ở Stuttgart được xem như một phiên bản quan trọng trong sự phát triển và định hình của phong cách kiến trúc của ông, điều mà sẽ tạo ra cuộc cách mạng kiến trúc thế kỉ 20.

Continue reading “Căn nhà số 14 và 15 khu Weissenhofsiedlung – KTS Le Corbusier”

Le Corbusier và E.1027

This slideshow requires JavaScript.

Nữ kiến trúc sư Eileen Gray (1878-1976) là một trong số những kiến trúc sư tiên phong của Kiến trúc hiện đại, nổi tiếng với các thiết kế đồ nội thất thanh lịch, trang nhã và hiện đại. Năm 1929, bà đã thiết kế và xây dựng ngôi biệt thự được với tên E.1027. Đây là một căn nhà nghỉ trên một đọan sông vắng vẻ ở vùng Roquebrune-Cap-Martin, miền nam nước Pháp cho người yêu của mình, kiến ​​trúc sư và nhà phê bình Jean Badovici. Cái tên của công trình thọat nghe rất vô cảm, nhưng nó thực sự là một mật mã ý nghĩa lồng tên của 2 người. Chữ E là Eileen và số 10 là kí tự J, kí tự đứng thứ mười trong bảng chữ cái. Số 2 cho B, và 7 là G.

Continue reading “Le Corbusier và E.1027”

Ngôi nhà ở Amagansett – KTS Charles Gwathmey

This slideshow requires JavaScript.

Thành công sớm quá rất có thể sẽ là một lời nguyền – chỉ cần hỏi bất kỳ ngôi sao nhí nào – nhưng với Charles Gwathmey, người kiến ​​trúc sư nổi tiếng, mất ở tuổi 71, lại rất thích thú trong sự thành công sớm của mình, thừa nhận rằng đó là một trong những bước ngoặc may mắn mà chỉ đến một lần trong đời. Ông mới chỉ ở tuổi 25, đang bắt đầu sự nghiệp của mình, khi thiết kế một ngôi nhà 1.200 feed vuông (111.50m2) cho cha mẹ ở Amagansett ,Newyork. Những bức ảnh của công trình đã được công bố trên toàn thế giới và ngay lập tức nó đã trở thành một biểu tượng, giới thiệu một thế hệ trẻ với ý đồ kiến trúc như nghệ thuật. Công trình đó đã tạo nên sự nổi tiếng cho ông.

Continue reading “Ngôi nhà ở Amagansett – KTS Charles Gwathmey”

Nhà thờ Ronchamp bị phá họai.

52dd58b3e8e44e45120001da_le-corbusier-s-ronchamp-vandalized_a

Hôm thứ sáu, một nữ tu đã cảnh báo rằng nhà nguyện Ronchamp, vốn được mọi người xem như một trong những công trình kiến ​​trúc quan trọng của thế kỷ trước, đã bị phá hoại. Khi cảnh sát đến hiện trường, họ phát hiện dấu hiệu của sự đột nhập trái phép bằng vũ lực : một cửa sổ kính màu, một trong nhiều cửa kính được thực hiện bởi Le Corbusier, đã bị hỏng và một khung cửa bê tông đã bị mất. Theo tờ Le Monde cho biết, những kẻ đột nhập đã cố gắng để vào bằng cửa chính. Tổng thiệt hại, theo một số người, là “vô giá” vì cửa sổ kính màu đã mang một trong những hình ảnh nguyên bản nhất của Le Corbusier . Theo các ước tính ban đầu từ khoa di tích lịch sử cho thấy các cửa sổ để không thể sửa chữa được nữa.

Continue reading “Nhà thờ Ronchamp bị phá họai.”

Viện bảo tàng nghệ thuật High – KTS Richard Meier

This slideshow requires JavaScript.

Viện bảo tàng nghệ thuật High là công trình công cộng và một bộ sưu tập nghệ thuật chính đáp ứng với đặc điểm hình thái và bối cảnh của tổng thể nhu cầu của một bảo tàng. Truyền thống xây dựng tiến bộ thành phố Atlanta cũng như vị trí như một trung tâm phát triển văn hóa,đã có một ảnh hưởng mạnh lên thiết kế công trình.

Continue reading “Viện bảo tàng nghệ thuật High – KTS Richard Meier”

Trụ sở Hiệp hội thợ dệt ở Ahmedabad – KTS Le Corbusier

This slideshow requires JavaScript.

Le Corbusier được chủ tịch Hiệp hội Chủ thợ dệt ủy quyền để thiết kế trụ sở chính của tổ chức này tại Ahmedabad, một thành phố lịch sử trong hoạt động trong thương mại dệt may của Ấn Độ. Công trình là một bản tuyên ngôn đại diện cho quan điểm của Le Corbusier về một nền kiến trúc Ấn Độ hiện đại. Xây dựng vào năm 1954, tòa nhà Hiệp hội thợ dệt được coi công trình đầu tiên trong số bốn công trình (của Le Corbusier) được hoàn thành tại tại Ahmedabad.

Continue reading “Trụ sở Hiệp hội thợ dệt ở Ahmedabad – KTS Le Corbusier”