KTS Yakov Chernikhov và những bản vẽ

This slideshow requires JavaScript.

Yakov Chernikhov (1889–1951) là một kiến trúc sư, một họa sĩ thiết kế đồ họa và một giáo viên dạy vẽ người Nga. Ông được mệnh danh là Piranessi Soviet. Yakov Chernikhov chịu ảnh hưởng mạnh của trường phái Vị lai, trường phái kết cấu Nga, phong cách Siêu hình của Malevich và kiến trúc Gothic. Ông gia nhập Hồng quân năm 1916, trở thành giáo viên dạy vẽ kỹ thuật, sau đó ông hành nghề kiến trúc sư chuyên thiết kế những công trình công nghiệp to lớn cho nước cộng hòa Soviet non trẻ lúc bấy giờ.

Serie siêu tưởng kiến trúc
Serie siêu tưởng kiến trúc

Đến năm 1920, Yakov tự lập ra Studio nghiên cứu về  form kiến trúc và phương pháp thiết kế đồ họa. Tổng số ông để lại khỏang 17.000 bản vẽ các lọai: đen trắng, đồ họa, phối cảnh, typography. Những bản vẽ ông để lại đến thời điểm này vẫn làm người xem cảm thấy kinh ngạc vì phong cách ấn tượng, sức mạnh và sự độc đáo của tác phẩm cũng như trí tưởng tượng phong phú của tác giả. Các tác phẩm của Yakov thể hiện một tính hệ thống, bố cục cực kì chặt chẽ, đôi khi đến mức tinh vi.

images
Bản vẽ nhà máy điện

Các bản vẽ thiết kế kiến trúc của ông, thực tế là được xây dựng rất ít, bất kể đen trắng hay màu, đều tràn đầy cảm xúc. Đó có thể là vẻ khóang đạt của nền công nghiệp hiện đại hoặc sự khổ hạnh lạnh lùng của kiến trúc Gothic hoặc sự hòanh tráng vĩ đại của kiến trúc Lưỡng hà…thể hiện một tư duy trừu tượng và trí tưởng tượng cao độ của Yakov Chernikhov.

Serie cung Soviet
Serie cung Soviet

Ông liên tục xuất bản hàng lọat tác phẩm nổi tiếng liên quan đến lĩnh vực đồ họa và kiến trúc trong giai đọan giữa những năm 1920 đến 1930 như

  • Nghệ thuật của Trình bày đồ họa
  • Nền tảng cơ bản của kiến trúc đương đại
  • Cấu trúc của kiến trúc và hình dáng công nghiệp.
  • 101 điều viễn tưởng về kiến trúc.
GM_Closeup2
Typo của Yakov

Yakov là một kiến trúc sư cô độc, tuy chịu ảnh hưởng từ nhiều nguồn nhưng ông không hề thuộc trường pháp Kết cấu Nga hay trường phái Duy lý thịnh hành ở châu Âu thời bấy giờ, lại càng không phải phong cách Tân cổ điển vốn được chính quyền Soviet ưa chuộng thời bấy giờ. Có lẽ vì vậy mà các kiến trúc sư đương thời coi ông như dân nghiệp dư, còn chính quyền thì coi ông như kẻ mất trí.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: