Trong nhiều năm vừa qua, bên cạnh công trình Trung tâm Thương mại Thế giới mới, thật khó để tìm ra một dự án kiến trúc nào gây tranh cãi nhiều hơn so với công trình CCTV, trụ sở chính của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc.
Sau khi Rem Koolhaas, kiến trúc sư trưởng của dự án – cùng với cộng sự cũ của mình ở Bắc Kinh, Ole Scheeren – công bố thiết kế vào năm 2003, ông đã bị các nhà báo phương Tây nhạo báng vì đã tôn vinh một cơ quan trong bộ máy tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc. Vài năm sau đó, một đám cháy xảy ra tại hiện trường, gần như đốt cháy hòan tòan một tòa nhà lân cận, cũng được thiết kế bởi KTS Koolhaas, khiến Giám đốc dự án và 19 người khác bị đi tù vì sự cẩu thả và gây ra sự trì hoãn đáng kể cho việc xây dựng.
Và sau đó có vài câu chuyện về hình dáng bên ngòai của công trình dường như làm mọi người không vui. Ngay sau khi mọi thứ sau vụ cháy trở lại bình thường, một nhà phê bình Trung Quốc đăng tải một bài viết cho rằng hình thức méo mó của công trình, đóng khung một khoảng không rất lớn ở trung tâm của công trình, được mô phỏng dựa vào một hình ảnh khiêu dâm của một phụ nữ khỏa thân chống tay quỳ gối. Câu chuyện này châm ngòi một cơn bão giận dữ của báo chí, khiến ông Koolhass phải đưa ra lời phủ nhận.
Tuy nhiên bất chấp những điều đó, công trình trụ sở CCTV có thể sẽ là dự án kiến trúc vĩ đại nhất được xây dựng trong thế kỉ này. KTS Koolhaas, của văn phòng Office for Metropolitan Architecture, luôn luôn hứng thú với việc tạo ra các công trình thể hiện những xung đột trong tác phẩm của mình với xã hội, và công trình CCTV là sự thể hiện tối thượng của mục tiêu đó, bắt đầu với biểu tượng trơn trượt của hình dáng bên ngòai của nó. Trong những khoảnh khắc mang tính hoành tráng và mãnh liệt, ở thứ kì lạ khó nắm bắt, gần như lạc lõng, đây là một trong những công trình lý thú nhất và mạnh mẽ nhất mà tôi (Nicolas Ouroussoff – tác giả bài viết) từng nhìn thấy trong suốt cuộc đời chiêm nghiệm kiến trúc của mình.
Điều thu hút trí tưởng tượng nhiều hơn tất cả, đó là viễn cảnh mà một công trình đã đưa ra trong giai đọan đặc biệt của lịch sử. Koolhaas đã tạo ra một bài hung biện về thông điệp của kiến trúc về sự tiên phòng của người Trung quốc trong cuộc đua vào tương lai, nhìn chung, cuộc sống ở thế giới phát triển vào đầu thế kỉ 21. Đìeu này nắm bắt cái thời đại của chúng ta như bất kì các công trình vĩ đại nào của những bậc thầy Kiến trúc hiện đại đã làm.
Kiến trúc sư Koolhaas là một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất của kiến trúc từ cuối thập niên 70, khi cuốn sách New York điên lọai đưa ra một sự ca tụng về sự “chen chúc văn hóa” ở Manhattan vào thời điểm khi mà rất nhiều người ở tầng lớp trung lưu của New York đang đua nhau chạy chốn ra ngọai ô.
Vài thập kỉ tiếp theo, ông định hình chính mình như một kiến trúc sư vừa có tài năng kiệt xuất vừa là vị vua kinh khủng thống trị nghề nghiệp. Đồ án dự thi năm 1997 cho một phần mở rộng của Việt bảo tàng nghệ thuật hiện đại (MoMA), đã vừa nhấn chìm cái vườn điêu khắc đáng yêu của bảo tàng này xuống dưới lòng đất, vừa đóng hộp các vị giám quản nghệ thuật của MoMA dưới một cái nhãn hiệu Tập đòan MoMA (MoMA Inc) đã làm rất nhiều người ở tổ chức này nổi khùng, nhưng đó cũng có thể đã tiếp thêm sinh lực dồi dào cho chính cái tổ chức đang phải đấu tranh để suy tưởng lại bản sắc của họ. Công trình thư viện trung tâm Seattle năm 2004, một cái giá sách chưa từng có của các tấm sàn bê tông rúm ró bọc trong một cái mạng nhện kính và thép, ngay lúc đó đã là cái kí ức gợi nhớ từ một cái thư viện thông thường và một công trình hòanh tráng tới kỷ nguyên Thông tin mới.
KTS Koolhaas được trao dự án CCTV vào cuối năm 2002, vào khỏang thời gian mà ông đang được mời tham dự vào dự án quy họach tác phái triển cho Ground Zero (nơi diễn vụ khủng bố 19 tháng 11 năm 2001) ở Manhattan hạ, và ngay lập tức ông quyết định mình không thể làm cả 2 việc một lúc. “Đó là vấn đề của sự tập trung” ông nói. Sau đó, dự án tái thiết Ground Zero áp lực cả về về chính trị và về cảm xúc khiến chính Koolhaas thậm chí nghi ngờ xem liệu có cái gì thực sự có giá trị kiến trúc sẽ được làm ra ở đó không.
CCTV cũng có rắc rối của riêng họ, thứ nhất, công trình của họ có thể công nhận rộng rãi như một phần của một chiến dịch quan hệ công chúng khổng lồ cho cuộc đua giành tổ chức Olympic 2008. Nhưng Koolhaas bị quyến rũ bởi sự pha trộn kiến trúc của Bắc kinh giữa ngôi nhà truyền thống hutongs, các công trình nhà ở công nhân theo phong cách Stalin và những công trình đồ sộ của những năm 1969
“Tôi hòan tòan lưu tâm đến sự phát triển tiêu cực ở đây, đương nhiên là vậy” Ông Koolhaas nói “Nhưng trên tổng thể, đó cũng là một cảm xúc không thể tin được của sự biến đổi vào thời điểm đó. Đó làm một ham muốn thực sự vào việc cải thiện mọi thứ, đặc biệt ở Bắc Kinh”
Chưa có một công trình mà đánh bóng tên tuổi Bắc Kinh như một thành phố của tương lai như công trình của Koolhaas. Công trình CCTV, sắp hòan thiện (vào thời điểm của bài viết này năm 2011), là một phần dễ nhận diện của khung cảnh của cái thành phố trung tâm quốc gia kể từ thập niên trước, mọc lên ngang một đường cao tốc trên cao từ nối từ các tòa tháp thông thường của quận thương mại mới của Bắc Kinh. Công trình có 2 cái chân cao 50 tầng, là nơi chứa văn phòng, các studio sản xuất và được nối với nhau ở trên đỉnh bởi 1 cây cầu cao 13 tầng, tạo thành một góc vươn ra một cách chênh vênh phía trên của một quảng trường.
Bạn càng dành nhiều thời gian với công trình này, càng khó để nhấn công trình này xuống. Đôi chân của nó, được vuốt thon nhọn khi chúng nhô lên với những độ cao khác nhau, biến đổi cảm giác thông thường về phối cảnh của bạn, và KTS Koolhaas bỏ qua hầu hết những dấu hiệu thông thường với tỉ lệ con người, như sự lặp lại của các cửa sổ và sàn các tầng của một tòa nhà thông thường. Từ khỏang cách xa, nó dường như hiển nhiên là không thể nhận biết được về quy mô của công trình – một sự ẩn dụ thích hợp cho các một công ty truyền thống khổng lồ giống như CCTV đã tác động xuống thế giới của chúng ta.
Tiếp cận công trình theo hướng từ đường cao tốc, với một cây cầu khổng lồ lờ mờ hiện trực tiếp ở trên đầu, công trình trông có vẻ đen tối và dữ tợn. Từ một góc khác, đôi chân lại trông có vẻ gần như mong manh. Và lại từ một góc khác, cái mái ốp gạch của cây cầu lại cho công trình một giá trị phẳng phiu hai chiều một cách kì lạ
Những sự biến hình được củng cố bằng hệ kết cấu, một mạng lưới bất định hình của những giằng chéo tháp trông như thể nó được khắc chìm vào lớp vỏ của công trình. Do những thanh giằng chéo này trở nên cực kì mau nơi mà lực kéo trở nên cực lớn, ví dụ nơi mà cây cầu kết nối hai tòa tháp, ở một số điểm rõ rang, hệ kết cấu dường như đang biến dạng để chống lại mạnh mẽ nhằm đứng vững.
Hình dạng là một sự nhào nặng lại quan điểm truyền thống, kết cấu phi định hình là một sự tấn công trực tiếp vào những ý tưởng của chủ nghĩa Hiện đại về sự trong sáng của kết cấu. Cả hai là một nỗ lực nhằm bẻ gãy cái mà theo Koohaals, cũng như một số kiến trúc sư cùng thế hệ, xem như một sự đè nén của cái trật tự từ thuyết Đề các (Cartesian order) đã định hình kiến trúc qua hàng thế kỉ.
Koolhaas, đương nhiên, cũng có sự thỏa hiện với những vấn đề rất thông thường trong việc việc tòa nhà làm việc như thế nào. Nó mọc lên từ những cọc bê tông, đem lại cảm giác như thể đây là một thế giới từ đá nguyên khối, tách rời khỏi đời sống của thành phố. Tuy nhiên cái cảm giác này thay đổi ngay lập tức khi bạn bước chân vào bên trong.
Sảnh chính, trong một kết cấu thấp nằm ở đế của một trong hai tòa tháp mang kiểu truyền thống của Koolhaas: một khung cảnh lắp rác của những hình dáng va chạm nhau. Ánh sáng tràn đầy từ những cửa sổ trời hình thoi. Tường nghiêng ở cả hai mặt, tạo ra một cảm giác nhè nhẹ về sự đè nén sẽ hích bạn tiến lên phía trước. Một lối đi trứoc mặt bạn cắt dọc một phòng hướng về phía một đống thang máy. Bước lên đó, bạn nhìn xuống mấy tầng dưới trong một thế giới tối tăm của những thang máy, dầm và cầu nối.
Góc nhìn thực sự sửng sốt, không chỉ vì nó xóa nhòa cảm giác về CCTV như một khu liên hợp kín cổng cao tường. Vào mỗi buổi sáng, một ga tàu điện ngầm sẽ đổ ra hàng nghìn công nhân, những người sẽ leo lên thang máy đến lối vào, đi qua một hàng rào an nình và một dãy những cây cột đá cao khỏang 15m, đến những cuốn bên trên.
Một lối vào khác nằm ở bên cạnh của lối vào chính dẫn xuống một cầu thang rộng tới một không gian triển lãm cho khách du lịch và những người đến thăm. Ở phía trên của cầu thang, một khoang VIP bọc kính nhìn xuống sảnh chính, một cầu thang dẫn đến một vường trên quảng trường cho nhân viên. Những người ở trong các không gian này sẽ đối mặt với nhau hàng ngày, mặc dù họ hiếm khi giao tiếp với nhau.
Giao tiếp giới hạn của những nhóm xã hội khác nhau càng trở nên bị giới hạn theo chiều cao của công trình. Những cánh cửa ngăn cách những nhân viên cấp cao với thuộc cấp của họ luôn đóng kín giống hệt ở những tập đòan phương tây. Văn phòng của giám đốc, một chuỗi những phòng xa xỉ ốp đá cẩm thạch travertine, được trang bị với một căn hộ xa hoa lộng lẫy. Các nhân viên cấp cao ăn trưa trong phòng ăn VIP, một không gian đặc biêt được đỡ bằng những cột thép to nặng, có thể nhìn thẳng qua một cửa sổ trời to lớn tới chỗ đỗ trực thăng VIP trên sàn đỗ máy bay trên sân thượng (helipad)
Và công chúng đi thăm công trình sẽ bị giới hạn ở cái mà Koolhaas gọi là vòng lặp, một chuỗi các không gian triển lãm, nhà hàng và khu vực ngắm cảnh, leo lên một tháp, xuyên qua cây cầu và đi xuống ở 1 tháp khác.
Khi bạn kết thúc ở sàn ngắm cảnh công cộng, một phòng có dạng như hang động với những dầm và cột xiên chéo nằm tại góc của công trình. Ba cửa sổ lớn được trổ vào sàn của tầng quan sát, cho phép người xem nhìn thẳng xuống khu vườn của nhân viên. Nhìn vị trí này, khu vườn trở thành một phiên bản dữ dội của tấm bản đồ mơ tượng thành Rome thế kỉ 18 của Piranessi trong serie tranh khắc gỗ của ông “Il Campo Marzio dell’Antica Roma”. Tấm bản đồ này thể hiện một đô thị lí tưởnt, một đô thị trong đó sự vĩ đại của những thành phố được xem như xuất hiện từ sự va chạm của những quan điểm kiến trúc xuất hiện từ nhiền thế kỉ, và nơi mà mỗi một quan điểm đó được xem xét một cách cân bằng.
Ở bên trong cái sự ám chỉ tới một thành phố sống động được xây dựng từ đống tro tàn của một trong những số những triều đại hùng mạnh. Khu vườn này một sự ám chí hiển nhiên tới Trung quốc, đó là sự chiến thắng về văn hóa, bao gồm cả cái tòa nhà vĩ đại này, điều mà sẽ duy trì sự xác tín với chứng ta là ai và chúng ta hy vọng tới điều gì.
—————–
- Tác giả: Nicolai Ouroussoff
- Tạp chí NYTimes, ngày 11 tháng 7 năm 2011
- Bài gốc và ảnh ở đây
- Chuyển ngữ: Bộ môn Lý thuyết và lịch sử kiến trúc.