Một nhóm nhỏ các du khách đang đi lên một cầu thang hoành tráng ở phần bệ của một tượng đài hình cầu có chiều cao hơn các kim tự tháp Giza. Một cổng vòm với ánh sáng tắt dần, chiếm một phần nhỏ của khối cầu, để lộ ra cửa vào với hình khối đen sâu thẳm. Bằng cách tập hợp các cảm xúc ấn tượng của chủ nghĩa Lãng mạn, sự duy lý nghiêm trang của chủ nghĩa Tân cổ điển và sự hùng vĩ của thời Cổ đại, ý tưởng vĩ đại của Etienne-Louis Boullée cho đài kỷ niệm vinh danh Sir Isaac Newton vừa thể hiện một giai đoạn lịch sử cụ thể và một kì quan của nghệ thuật, là công trình dự đoán trước các quan niệm hiện đại của thiết kế kiến trúc. Được thể hiện bằng nét và mực đen trắng, các bản vẽ của đài tưởng niệm là một trong số rất nhiều các thiết kế có tính thách thức mà ông đã thực hiện vào cuối thế kỷ XVIII cũng như trong tác phẩm của mình “Kiến trúc, luận về nghệ thuật” (Architecture, Essai sur l’art). Đài kỷ niệm là một sự tưởng nhớ lãng mạn đến nhà khoa học Isaac Newton, người đã qua đời 150 trước đó, đã trở thành một biểu tượng tôn kính của những ý tưởng Khai minh (Enlightenment ideals)

Ngoài bộc lộ cho sự sáng tạo cá nhân thiên tài của mình, phương pháp tiếp cận mà Boullée để thiết kế báo hiệu sự phân ly của kiến trúc như một nghệ thuật thuần túy từ các khoa học xây dựng. Ông bác bỏ khái niệm của Vitruvus của kiến trúc là như nghệ thuật của việc xây dựng, ông đã viết “Để thực hiện, điều cần thiết là phải thai nghén ra ý tưởng… Đó là sản phẩm của trí óc, quá trình của sáng tạo, cái mà hình thành kiến trúc…“(1). Mục đích của thiết kế là viễn kiến, để truyền cảm hứng, để biểu đạt một ý tưởng thông qua hình thức không gian. Boullee tìm kiếm một thứ kiến trúc bất biến và tổng thể.
Thành phố Paris trong suốt cuộc đời của Boullée (1728-1799) là một trung tâm văn hóa của thế giới, cũng là một sự biến đối. Những đường phố trước khi Haussman quy hoạch là vùng đất sản sinh ra những cuộc đấu tranh giai cấp, cũng như thu nhập kém và các cuộc chiến tranh tốn kém dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính. Lý tưởng Khai minh, đặc biệt là quan niệm chủ quyền dân tộc và quyền bất khả xâm phạm, đã tác động đến việc gia tăng của sự không bằng lòng và cuối cùng là một cuộc cách mạng (2).

Mặc dù Boullee chỉ hoàn thành một vài dự án nhỏ cho những khách hàng tư nhân và tôn giáo, ảnh hưởng lớn nhất cả đời ông là trong vai trò giảng dạy tại trường Cầu đường quốc gia Paris (École Nationale des Ponts et Chaussées) và Viện hàn hâm kiến trúc hoàng gia (Académie Royale d’Architecture). Boullée chối bỏ từ hào nhoáng nông nổi của kiến trúc Rococo, để hướng về trật tự chặt chẽ của Hy lạp và La mã. Được định hướng bởi sự tìm tòi về một hình thức thuần khiết xuất phát từ tự nhiên, ông nhìn ngược vào lịch sử cho những hình khối hoành tráng của văn hóa có từ trước cả người Hy lạp. Vượt lên trên một sự sùng bái thuần túy của những công trình lịch sử tiền nhiệm, Boullee trộn lẫn những yếu tố cổ điển vào tỉ lệ và mức độ kịch tính mà trước đó chưa đạt đến.

Một cầu thang lớn duy nhất dẫn lên một bệ tròn. Các bản vẽ đặc tả về sự tương tác và bối cảnh hơn là diễn tả thuần túy của mặt bằng, ví dụ như thể hiện một cánh cửa nhỏ bên ngoài ở tầng 2 trên một dãy tường thành, tuy nhiên lại không chỉ ra cách để đi vào. Các cầu thang hẹp bên cánh tạo ra một liên kết với hàng hiên tầng 2 và tầng trên cùng. Những hàng cây bách đặt gần nhau, kết hợp với những bức tượng để tang của La mã và Hy lạp, bao trọn mỗi tầng. Lối vào hình cầu tròn ở tầng dưới dẫn đường vào một đường hầm dài, tối tăm chạy ở phía dưới của khối trung tâm. Nâng cao lên khi tiếp xúc với phần trung tâm, một cầu thang cuối đưa khách tham quan vào một khoảng rỗng trống không. Tại đây, chính tại trung tâm của lực hấp dẫn nằm là chiếc quan tài của Newton, dấu hiệu duy nhất của tỉ lệ con người bên trong nội thất

Boullee tạo ra một không gian nội thất nghịch đảo với điều kiện ánh sáng ngoại thất. Vào ban đêm, ánh sáng tỏa ra từ một chiếc đèn treo ngoại cỡ tại tâm điểm của quả cầu. Những thiên thể mập mờ trong hình dạng, ánh sáng le lói xuyên qua đường hầm dài. Vào ban ngày, một bầu trời sao rực rõ chiếu sáng phần nội thất. Những điểm sáng xuyên thủng lớp vỏ dày thông qua những lỗ nhỏ hẹp được xếp đặt phù hợp với vị trí của các hành tinh và các thiên thể. Một hành lang mà dường như không thể lên được chạy một phần tư cung tròn trang trí chu vi.
Các mặt cắt bắt đầu gợi ý về sự thỏa thuận giữa các lực tác động, dường như mái vòm xuất hiện để làm nhẹ bớt hoặc rỗng ra ở phía trên và dày lên theo hướng chịu lực. Các bức tường trống và không có sự trang trí tạo ra một ấn tượng ảm đạm. Những thay đổi trong tông màu và các yếu tố mờ ảo như sương mù như làm gia tăng thêm cảm giác bí ẩn.

Mặc dù không được xây dựng, bản vẽ của Boullée được khắc gỗ và lưu hành rộng rãi. Luận thuyết của ông, hiện nằm trong Thư viện quốc gia Pháp (Bibliothèque National de France), không được công bố cho đến thế kỷ XX. Trong “Nghệ thuật của bản vẽ kiến trúc : Trí tưởng tượng và Kỹ thuật”, Thomas Wells Schaller gọi đài tưởng niệm một “tác phẩm đáng kinh ngạc”, điều mà “dấu hiệu hoàn hảo của thời đại cũng như của con người” (4). Được xem xét cùng với cùng với Claude Nicholas Ledoux và Jean-Jaques Lequeu, các tác phẩm của Boullée và cộng sự cùng thời với ông đã ảnh hưởng đến phong cách tại trường École des Beaux-Arts vào giữa và cuối thế kỷ XIX. Tác phẩm của ông vẫn còn truyền cảm hứng cho nhiều nhà thiết kế. Ví dụ, trong năm 1980 Lebbeus Woods thiết kế một đài kỷ niệm cho Einstein, lấy cảm hứng từ những đài tưởng niệm Newton.
Chú thích
- Etienne-Louis Boullée. Architecture, Essay on Art. Edited and annotated by Helen Rosenau. Translated by Sheila da Vallée. 82
- http://www.history.com/topics/french-revolution
- Boullée, 86
- Schaller, 160
Tài liệu tham khảo chính
- Kaufmann, Emil. “Three Revolutionary Architects, Boullée, Ledoux, and Lequeu,” Transactions of the American Philosophical Society, New Series, 42 No. 3 (1952), 431-564
- Rosenau, Helen. Boullée’s Treatise on Architecture. London: Alec Tiranti Ltd., 1953.
- Pérouse de Montclos, Jean-Marie. Etienne-Louis Boullée (1728-1799): Theoretician of Revolutionary Architecture. New York: George Braziller, 1974.
- Boullée, Etienne-Louis. Architecture, Essay on Art. Edited and annotated by Helen Rosenau. Translated by Sheila da Vallée. Accessed athttp://designspeculum.com/Historyweb/boulleetreatise.pdf
- Schaller, Thomas Wells. The Art of Architectural Drawing: Imagination and Technique. New York: Van Nostrand Reinhold, 1997.
Michelle Miller. “AD Classics: Cenotaph for Newton / Etienne-Louis Boullée” 10 Sep 2014. ArchDaily. Accesed 5 Jul 2015. <http://www.archdaily.com/544946/ad-classics-cenotaph-for-newton-etienne-louis-boullee/>
———————-
- Bản gốc tại Archdaily
- Chuyển ngữ Bộ môn Lý thuyết và Lịch sử kiến trúc.