Thiết kế trong thời đại của dịch bệnh

Biệt thự an dưỡng Lovell

Biệt thự an dưỡng Lovell, ở Los Angeles, là một trong những nơi sẽ khiến bạn phải ghen tị. Nằm trên một sườn đồi thoải, công trình hiện đại toàn màu trắng lấp lánh được tắm trong ánh nắng mặt trời và có các cửa kính trong suốt chạy từ sàn đến trần. Có một bể bơi ngâm mình, những cây bơ trồng trong sân, những hàng hiên lớn và một mái bằng. Đó thực sự là một ngôi nhà đầy quyến rũ dành cho một mục đích cao cả hơn : Kiến trúc sư của nó là Richard Neutra, người nổi tiếng với Các công trình nhà ở nghiên cứu mẫu (Case studies house), đã thiết kế nó vào cuối những năm 1920 cho nhà dinh dưỡng học Philip Lovell, một bác sĩ tự nhiên và nhà bình bút của tờ Los Angeles Times, người tin tưởng vào chế độ ăn kiêng nguyên sơ, ánh nắng mặt trời rộng mở và một bầu không khí trong lành. Ngôi nhà của ông ta được thiết kế dành cho lối sống lành mạnh và sức khoẻ, và nó lấy cảm hứng từ các toà nhà dùng để chữa trị bệnh lao.

Trong hàng nghìn năm qua, con người đã tìm đến các không gian vật lý để điều trị và chữa bệnh, giống như cách mà Philip Lovell đã làm. Con người đã thiết kế lại các thành phố, cơ sở hạ tầng, công trình kiến ​​trúc và nội thất với mục đích giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Trong khi đó, các doanh nhân táo bạo đã tận dụng nỗi kinh sợ vi khuẩn để bán các sản phẩm và dịch vụ được cho là đã ngăn chặn các nguyên nhân gây bệnh theo những lời đồn đại (tiết lộ trước là chúng thường vô giá trị). Chỉ đến mới gần đây với những tiến bộ về khoa học virus, vi khuẩn học, dịch tễ học và y học, chủ yếu diễn ra trong thế kỷ 19 và 20, với kháng sinh và tiêm chủng đã ra tuyến đầu chống lại các bệnh truyền nhiễm. Giờ đây, với những căn bệnh mới xuất hiện, như COVID-19, và trong khi chưa có vắc xin hay phương pháp chữa trị hiệu quả để chống lại chúng, một trong những giải pháp hiệu quả nhất là quay trở lại với những giải pháp vật lý : giữ khoảng cách xã hội, cách ly, cô lập và có lẽ là điều chỉnh thích nghi của các đô thị của chúng ta , khu ở, và nhà ở.

“Chúng ta có những căn bệnh mới mà chúng ta không có cách chữa trị và chúng ta có nền du lịch toàn cầu, điều đó có nghĩa là mầm bệnh có thể xâm nhập vào một cơ thể con người và người này có thể ở bất kỳ thành phố nào trong vòng 24 giờ và vì vậy cách duy nhất chúng ta còn có được là cách ly”, chuyên gia Geoff Manaugh, người cùng với vợ là Nicola Twilley, đang viết một cuốn sách về cách ly, dự kiến ​​ra mắt vào mùa xuân năm 2021 từ MCD Books. Chúng ta phải quay trở lại kiểu phản ứng không gian trung cổ này để kiểm soát dịch bệnh, điều đó có nghĩa là kiến ​​trúc và thiết kế đô thị đột nhiên trở thành y học. Có một điều gì đó hoàn toàn hấp dẫn về nó, cách mà chúng ta có thể sử dụng môi trường được xây dựng như một cách để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.

Buồng cách ly phi hành đoàn Apollo 11

Một bản năng bẩm sinh của con người là tránh xa những nguy hiểm, tạo ra khoảng trống không gian giữa mình và bất cứ thứ gì xung quanh. Ngay từ năm 400 trước Công nguyên, Hippocrates đã đưa ra giả thuyết rằng môi trường vật chất kém, như không khí và nước xấu, gây ra bệnh tật và tin rằng việc đến những khu vực có không khí trong lành và nước sạch là điều cần thiết cho sức khỏe. Từ Cách ly (quanrantine), có nghĩa là hạn chế sự di chuyển của con người hoặc hàng hóa, theo tiếng Latin có nghĩa là “trong vòng 40 ngày”, có nguồn gốc các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh được thực hiện ở Venice trong thời Trung cổ để ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch hạch. Các tàu đến từ các khu vực bị ảnh hưởng bởi Dịch hạch đen (Death Black Death) đã được yêu cầu neo đậu ngoài khơi trong 40 ngày trước khi thủy thủ đoàn có thể dỡ hàng xuống bến. Sau này, khi các phi hành gia Apollo 11 trở về từ mặt trăng vào năm 1969, NASA đã cách ly phi hành đoàn buồng áp lực khí Airstream trong 21 ngày để đề phòng vi khuẩn hoặc vi sinh vật mà họ có thể mang theo từ sau nhiệm vụ.

“[Cách ly là] một bộ đệm không gian, nó là một bộ đệm tạm thời” Manaugh nói. Nó giống như một thuật toán để chèn thêm không gian và thời gian và ngăn chặn điều gì đó đối đầu trực diện với chúng ta ngay lập tức. Giải pháp này đã giữ nguyên như vậy trong nhiều thế kỷ”

Khu vực cách ly người bị HIV ở Guantanamo

Cuốn sách của Manaugh và Twilley, dựa trên các cuộc phỏng vấn và du lịch trong nhiều năm, và phát triển từ nghiên cứu được lựa chọn trước đó, họ đã tổ chức Triển lãm trưng bày Nghệ thuật và Kiến trúc vào năm 2010 có tên là Những phong cảnh của sự cách ly (Landscapes of Quarantine). Triển lãm này đã khám phá những không gian lịch sử của khu vực cách ly như Buồng khí Airstream của Nasa; Khu vực loại trừ Chernobyl; các khu vực của Vịnh Guantanamo mà Mỹ đã sử dụng để giam cầm những người tị nạn Haiti dương tính với HIV; và các hòn đảo xung quanh thành phố New York, nơi từng được sử dụng để giữ người nhập cư trước khi vào nước này, cho bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa và cho những người mắc các bệnh truyền nhiễm khác, như thương hàn. Trong triển lãm, Manaugh và Twilley đã mời các nhà thiết kế hình dung về tương lai của sự kiểm dịch theo nhu cầu cấp bách của kỷ nguyên chúng ta như Kháng-kháng sinh, các bệnh dịch mới, đại dịch và khủng bố sinh học. Những suy tưởng này bao gồm một chiến dịch y tế công cộng hài ước về việc tận dụng tối đa thời gian của bạn trong khi bị cách ly, và xem xét làm thế nào các thành phố có thể chứa thêm nhiều không gian để cách ly, cái mà đặt ra vấn đề về đạo đức và sự phân biệt đối xử.

Không gian, do như có liên quan đến dịch bệnh truyền nhiễm, không chỉ là về sự cách ly; đây còn là một vấn đề của thiết kế. Nếu bạn nhìn xung quanh hầu hết các khu phố ngày nay, tại các thành phố và vùng ngoại ô, bạn sẽ thấy bằng chứng về cách con người ứng phó với bệnh truyền nhiễm bằng cách thiết kế lại các không gian vật lý của chúng ta. Sara Jensen Carr, giáo sư kiến ​​trúc tại Đại học Northeastern, đang tìm hiểu mối liên hệ trong cuốn sách sắp tới của bà “Hình thái của sự khoẻ mạnh: Sức khoẻ và cảnh quan đô thị nước Mỹ” do nhà xuất bản đại học Virginia sẽ phán hành vào mùa thu năm 2020.

Cuốn sách Carr tập trung vào các giải pháp can thiệp thiết kế từ cuộc cách mạng công nghiệp cho đến ngày nay và khám phá chúng thông qua lăng kính của dịch tễ học, bao gồm các bệnh truyền nhiễm như bệnh tả, thương hàn và bệnh lao; làm thế nào lĩnh vực đang phát triển của quy hoạch đô thị sử dụng sức khỏe cộng đồng để thúc đẩy các ý tưởng của nó trong thế kỷ 19; làm thế nào các kiến ​​trúc sư hiện đại thế kỷ 20 xem các tòa nhà của họ như một loại thuốc; Làm thế nào ngôn ngữ của dịch bệnh đã bị lạm dụng trong những năm 1960 để thúc đẩy quy hoạch thành phố phân biệt đối xử; và ngày nay, người ta quan tâm đến việc sử dụng thiết kế đô thị để giải quyết tình trạng béo phì và sức khỏe tâm thần như thế nào.

Trong thời đại công nghiệp, các hệ thống vệ sinh và nước hiện đại ban đầu được tạo ra để chống lại các mầm bệnh gây bệnh tả và thương hàn. Trước khi hệ thống cấp nước và hệ thống thoát nước trong công trình phổ biến, thông thường là nước thải chảy trực tiếp ra khỏi các công trình và chạy trực tiếp trên các con đường phố của thành phố. Cho đến khi dịch tả bùng phát nghiêm trọng ở London vào những năm 1850, một bác sĩ đã chứng minh nước uống bị ô nhiễm gây ra những cái chết. Trước đó, một học thuyết Miasma của Hồi giáo phổ biến, với hiểu biết từ thời Trung cổ cho rằng dịch bệnh lây lan qua tiếp xúc với không khí xấu, giống như bốc hơi từ các chất hữu cơ thối rữa.

Điều này cuối cùng đã dẫn đến một phong trào Cải cách vệ sinh, tạo ra cơ sở hạ tầng nước uống và nước thải. Như Carr giải thích trong cuốn sách của mình, phong trào có tính toàn cầu này đã dẫn đến những con đường thẳng hơn, phẳng hơn và rộng rãi hơn nhằm lắp đặt hệ thống đường ống ngầm và để có thể để dọn rửa.

Công viên trung tâm New York của Olmsted thiết kế

Frederick Law Olmsted, một nhân viên vệ sinh trong thời Nội chiến Mỹ, đã vận dụng lí do sức khỏe cộng đồng để thuyết phục thành phố New York xây dựng Công viên Trung tâm, với lập luận rằng các không gian mở của nó sẽ trở thành “lá phổi của thành phố“. Niềm tin của ông vào chất lượng y tế của các không gian xanh sẽ có cũng ảnh hưởng đến thiết kế hoạch tổng thể khu Riverside, Illinois vào năm 1868 của ông, “một khu ngoại ô vườn” được coi là một giải pháp thay thế lành mạnh hơn cho cuộc sống ở thành phố nhờ vào sự tiếp cận rộng mở với các không gian giải trí.

Phong trào cải cách vệ sinh cũng trở thành một vấn đề trong nhà ở, vì lý thuyết mầm bệnh – lý thuyết đã được chứng minh một cách khoa học rằng các vi sinh vật gây bệnh dịch – bắt đầu vượt qua lý thuyết Miasma trước kia, để trở thành nguyên do được chấp nhận để giải thích tại sao con người mắc bệnh. Như Nancy Tomes giải thích trong cuốn sách “Cẩm nang về vi khuẩn: Đàn ông, phụ nữ và vi khuẩn trong lối sống Mỹ“, các chiến dịch y tế công cộng quy mô lớn từ những năm 1880 đến 1920 đã bắt đầu giáo dục cộng đồng rằng các vi sinh vật gây nên bệnh tật và bắt nguồn của sự ám ảnh về sự sạch sẽ, đặc biệt là trong cách gia đình giàu có.

Một số đồ đạc nhất định được cho rằng sẽ thu hút được vi khuẩn, vì vậy trở nên phổ biến để loại bỏ vi khuẩn. Một cuốn sổ tay năm 1887 kêu gọi phụ nữ phá bỏ phong cách trang trí nội thất kiểu Victoria và lựa chọn những đồ vật không bám bụi, vì chúng được cho là mang theo vi sinh vật gây bệnh: Để tôn vinh nữ thần sức khỏe, chúng ta hoàn toàn có thể hy sinh loại bỏ khỏi bàn thờ của bà những thứ màn trướng, thảm và các đồ trang trí thừa thãi của phòng khác và phòng ngủ của mình.

Phòng tắm theo kiểu Victoria với từng được trang trí lộng lẫy với màn trướng, trang trí giống như những phòng khác. Các cải cách về vệ sinh dịch tễ đã thay đổi điều này

Trước những năm 1880, các phòng tắm được trang trí tương tự như các phòng khác ở trong những ngôi nhà giàu có, hoàn chỉnh toàn bộ với thảm, màn và tủ gỗ. Việc loại bỏ những đồ dùng này đã trở nên phổ biến vào cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900. Vào buổi bình minh của thế kỷ 20, các công ty bán ván sàn và giấy dán tường đã tận dụng giả định rằng các bề mặt nhẵn, không thấm nước thì lành mạnh hơn các loại thảm và đồ dệt may. Các loại vật liệu như sứ, ngói và vải sơn trở nên sự thèm muốn cho các không gian có liên quan chặt chẽ nhất tới vi khuẩn như nhà bếp, phòng tắm và phòng giặt là.

Bệnh viện lao Paimio của Alvar Aalto

Các kiến ​​trúc sư hiện đại tin rằng không gian sạch sẽ, vệ sinh là điều cần thiết để điều trị bệnh và Carr khám phá hiện tượng này trong cuốn sách của mình. Ví dụ, các bệnh viện điều trị bệnh lao bằng biện pháp cách ly người mắc bệnh và cho họ tiếp cận với ánh sáng mặt trời và không khí khô, trong lành. Đặc trưng của thiết kế các công trình vệ sinh hiện đại, đã trải qua một sự đột biến trong giai đoạn những năm 1920 và 1930, bao gồm các cửa sổ lớn, ban công, bề mặt phẳng phiu không dính bụi và được sơn trắng, mang lại cảm giác sạch sẽ và khiến các vết bẩn dễ phát hiện.

Những đặc điểm này được chuyển hoá từ kiến trúc các công trình chăm sóc sức khỏe sang khu ở, tương tự như trong thiết kế của Neutra, cho biệt thực nghỉ dưỡng Lovell. Le Corbusier, kiến trúc sư hiện đại nổi tiếng nhất, nổi tiếng với nỗi ám ảnh về sự sạch sẽ trong các thiết kế của mình. Villa Savoye, một ngôi nhà hiện đại có ảnh hưởng do ông tạo ra, có bồn rửa tay ngay gần lối vào.

“Le Corbusier coi ánh sáng và không khí là dược liệu”, Carr nói. “Ông ta nói về sự chính xác trong khối tích của không khí và diện tích của các cửa sổ [trong kiến trúc của ông]. Đó là số liệu chính xác hoàn hảo cho sức khỏe tối ưu. Ông ấy nghĩ về liều lượng của đơn thuốc và lý thuyết vi khuẩn”.

Biểu ngữ cổ động của Dự án quản lý công việc những năm 1930, của uỷ ban nhà ở New York khai thác nỗi sợ bệnh tật để làm chất xúc tác cho các dự án phát triển mới.

Bệnh truyền nhiễm cũng là một trong những động lực thúc đẩy của việc cải cách nhà ở và kỷ nguyên đổi mới trong đô thị từ giữa những năm 1930 và 1970. Tại thành phố New York, các điều kiện sống chật chội trong các khu nhà được coi là “ổ dịch” và “khối lao phổi” vì tỷ lệ cao cư dân bị nhiễm bệnh.

Y tế công cộng đã được dùng đến nhằm hợp lý hóa các chương trình giải phóng mặt bằng tại khu ổ chuột, nhằm một cách có chủ đích chủ yếu vào các khu dân cư người Mỹ gốc Phi và Latinh, được cho là các ổ dịch bệnh, để nhường chỗ cho các tòa tháp nhà ở công cộng “lành mạnh hơn”. Những năm 1930, áp phích tuyên truyền của Ban quản lý dự án tuyên bố về “Kế hoạch nhà ở chống chọi lại bệnh tật”.

“Bằng việc so sánh đô thị bị tàn phá do bệnh tật với bệnh ung thư và các bệnh truyền nhiễm trong các thuật ngữ và bằng cách lập bản đồ bệnh tật như dịch tả đến từng ngôi nhà, [các nhà hoạch định chính sách] đã có thể thuyết phục mọi người rằng nó ‘dễ lây lan’, giống như nó có thể lây lan ra toàn vùng ngoại ô, do đó giải pháp chỉ có thể là sự xoá bỏ tận gốc”, Carr giải thích một cách tinh tế. Các khu ổ chuột và phá hoạ đô thị bản thân nó không phải là những căn bệnh, mà là kết quả của các chính sách, việc không đầu tư và sự phân biệt chủng tộc, vì vậy thực sự ảnh hưởng duy nhất là di chuyển của những người sống trong các khu phố này, do đó khiến họ dễ bị tổn thương hơn trước các điều kiện xã hội, tiếp tục gây tai họa cho sức khỏe của họ ngày hôm nay”

Sau khi tiêm chủng, thuốc kháng sinh và thuốc kháng virus trở nên tiên tiến hơn, việc sử dụng môi trường xây dựng để điều trị bệnh dịch truyền nhiễm suy giảm dần. Xây dựng theo những cách mới để chống lại bệnh tật là có hiệu quả trong việc giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh, như trường hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng cấp nước và cống rãnh cũng như giảm tải mật độ nhà ở chật chội (giúp giảm lây truyền một số bệnh, như bệnh lao), nhưng nó là một công cụ kém cỏi so với các loại thuốc.

“Có một sự tách biệt thực sự giữa lợi ích môi trường và sức khỏe khi lý thuyết vi khuẩn được đưa lên hàng đầu” Carr nói. “Khi chúng ta mắc các bệnh mà đã được giải quyết hiệu quả hơn bằng vacxin, ví dụ như bệnh bại liệt và bệnh lao, thì đó không phải là sự phối hợp hành động của chính phủ [về cảnh quan đô thị]. Vắc-xin và thuốc trở thành biện pháp tốt nhất để điều trị [những bệnh dịch này]”

Trong khi đó, có sự phân chia giữa y học và sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 20. Khi y học được sử dụng để điều trị bệnh, sức khỏe cộng đồng chuyển sang thiên về hành vi và hệ thống xã hội. Nhưng bây giờ, không có thuốc để điều trị các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện, như đại dịch COVID-19, thì sử dụng không gian như một cách để giải quyết dịch bệnh đã lại xuất hiện lại với sự quan tâm dành cho nó.

Trong một bài báo gần đây cho tờ The Conversation, ba giáo sư chuyên về sức khỏe môi trường, địa lý đô thị và đô thị hoá toàn cầu, đã lập luận rằng cần có sự hiểu biết sâu sắc hơn về cách chúng ta xây dựng các thành phố của mình. “Chúng ta cần hiểu rõ hơn về tổng quan của quá trình đô thị hóa đang xuất hiện nếu chúng ta muốn dự đoán, phòng tránh và phản ứng lại với sự bùng phát dịch bệnh mới một cách hiệu quả hơn” họ viết. “Quá trình đô thị hóa nhanh chóng cho phép sự lây lan của bệnh truyền nhiễm, với các vị trí ngoại ô đặc biệt nhạy cảm với các chiều hướng của vector dịch bệnh như muỗi hoặc bọ ve và các loại bệnh lan truyền giữa các loài sinh vật”

Trong một câu chuyện gần đây của Citylab, Michele Acuto, giáo sư chính sách đô thị hoá toàn cầu tại Trường Thiết kế của Đại học Melbourne, đã dự đoán rằng việc xây dựng từ cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của chúng ta – từ nhu cầu giữ kết nối cùng lúc giữ được giãn cách xã hội (social distancing) – có thể tương đương với ở thế kỷ 19 với việc sử dụng kỹ thuật dân dụng và quy hoạch đô thị để giải quyết bệnh tả và thương hàn.

Carr hy vọng rằng có thể có một sự hồi sinh của phong trào vệ sinh mang lại cho chúng tác các cơ sở hạ tầng như hệ thống nước uống và thoát nước thải an toàn. Hãy thử xem xét việc thiếu nhà vệ sinh công cộng an toàn, sạch sẽ, dễ tiếp cận ở khắp nước Mỹ. Cơ quan kiểm soát dịch bệnh Mỹ khuyên bạn nên rửa tay sau khi hắt hơi, ho, xì mũi hoặc sử dụng không gian công cộng nhằm giảm nguy cơ nhiễm COVID-19. Làm thế nào mà chúng ta phải làm điều đó nếu không có sẽ các nhà vệ sinh công cộng ?

“Kigali (Ruwanda) đã có các trạm rửa tay di động tạm thời. Liệu rằng chúng ta sẽ thấy một phiên bản tương tự đó ở Hoa Kỳ chứ?” Carr nói. “Vấn đề là, chúng ta rất tệ trong việc duy trì cơ sở hạ tầng … Hoa Kỳ đã từ bỏ địa hạt công cộng. Có lẽ chúng ta nên nghĩ lại về giá trị của địa hạt công cộng và các không gian công cộng trong việc chống lại bệnh tật”.

Manaugh có thể thấy việc sử dụng công nghệ để giải quyết nhu cầu để kiểm dịch và cách ly nhằm làm chậm sự lây lan của dịch bệnh: “Bằng cách giữ mọi người cách ly, có lẽ là [một ngôi nhà thông minh] có thể đọc được nhiệt độ của cơ thể bạn và nó biết rằng bạn không thể được đi ra ngoài đến các không gian công cộng của một tòa nhà chung cư”, Manaugh nói.

Trong khi một phiên bản nào đó của Alexa nhốt bạn trong nhà của mình nghe có vẻ khá không tưởng, Manaugh cũng hình dung ra những cách tiếp cận thực dụng hơn. “Những gì tôi nghĩ sẽ thú vị khi chúng ta nhìn thấy, trong tương lai tới 5 năm hoặc thậm chí 10 năm tới, nếu một nhà trung bình của người Mỹ sẽ âm thầm và lặng lẽ hấp thụ những chỉ dấu từ ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe để làm cho không gian trong nhà an toàn đối với việc làn các truyền mầm bệnh” ông nói. Điều này có thể có thể là các vật liệu mới, có thể là các dạng thiết kế hoàn toàn khác nhau.

Tương lai vẫn chưa chắc chắn, và khi đại dịch COVID-19 tiếp tục lan rộng, nhiều câu hỏi chắc chắn sẽ xuất hiện. Dường như chỉ sau một đêm, lối sống của chúng ta đã thay đổi khi các bệnh viện quá tải, khi các thành phố bị khóa chặt, khi các trường học đóng cửa, và khi làm việc tại nhà trở nên phổ biến hơn. Những ẩn ý lớn hơn về mặt xã hội và cách chúng được thể hiện thông qua thiết kế là điều mà Carr đang tích cực suy nghĩ.

“Một điều mà chúng ta đã tránh xa không quan tâm đến – và điều này được Hippocrates và [nhà sinh thái học] Aldo Leopold viết ra từ rất lâu – là suy nghĩ về cách mà cơ thể chúng ta phản ảnh lại sự gián đoạn trong hệ sinh thái” bà nói. “Có gì tốt cho cơ thể là tốt cho hệ sinh thái. Khối lượng công việc của tôi lúc này đang xem xét các tác động của biến đổi khí hậu lên sức khỏe của chúng ta như thế nào: [biến đổi khí hậu] có ý nghĩa gì đối với ô nhiễm không khí? Đối với dân số dễ bị tổn thương? Tôi luôn tự hỏi: những đại dịch này có liên quan gì đến một thế giới đang nóng lên? Chúng ta sẽ học được điều gì trong dài hạn?”

Tác giả Diana Budds

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: