Hướng dẫn về làm mô hình cho sinh viên

Mô hình nhà thờ thánh Nicolas
Mô hình nhà thờ thánh Nicolas – KTS Calatrava

Chỉ dẫn cơ bản từ một người làm mô hình chuyên nghiệp

Mục đích của bài viết này là cung cấp cho các sinh viên một số lời khuyên chung về cách làm sao thực hiện tốt, cung cấp đầy đủ thông tin của các mô hình kiến trúc. Cho dù bạn là một sinh viên kiến trúc hoặc đang làm một đồ án thiết kế ở trường, có một số điều đơn giản cần và không nên làm, những điều hòan tòan đáng giá để biết nhằm tránh những lỗi cơ bản được thực hiện bởi rất nhiều người làm mô hình lần đầu.

Đầu tiên, hãy để tôi giải thích, tất cả những gì tôi viết bài viết này từ quan điểm của một người đã có kinh nghiệm cá nhân trong việc làm mô hình kiến trúc với các tài nguyên hạn chế. Mặc dù tôi bây giờ là một người làm mô hình chuyên nghiệp, nhưng tôi đã từng là một sinh viên theo học tại trường học kiến trúc Welsh nơi mà người xem mô hình như một phần quan trọng của quá trình thiết kế. Trải qua ba năm học của tôi và những năm tiếp theo trong nghề làm mô hình tôi đã nhìn thấy, hoặc chính bản thân mình gây ra, hầu hết các sai lầm phổ biến khi mọi người mắc phải khi làm một mô hình kiến trúc. Hy vọng rằng tôi có thể giúp bạn tránh được các lỗi này và giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức lãng phí.

 Lên kế hoạch cho mô hình kiến trúc của bạn

Bước đầu tiên và quan trọng nhất đối với bất kỳ dự định làm mô hình kiến trúc nào là phải thiết lập một mục tiêu rõ ràng cho cái mô hình đó. Nói cách khác, làm mô hình cho cái gì, mục đích của mô hình là gì, những gì mô hình cần phải truyền tải thông tin ? Rất ít người có đủ tiền và các nguồn tài nguyên vật lực để làm một mô hình thể hiện đầy đủ mọi thứ cho dự án của họ. Nên thực tế hơn để lựa chọn một khía cạnh nào đó của thiết kế của bạn mà mô hình có thể hiển thị tốt.

Mô  hình dự án Trung tâm Getty của KTS Richard Meier
Mô hình dự án Trung tâm Getty của KTS Richard Meier

Ví dụ, nếu bạn đang thiết kế một công trình trong một khu vực nhạy cảm, một mô hình khối đơn sắc có thể hiển thị hình khối tổng tổng thể và bố cục mặt bằng cho thiết kế của bạn và làm như thế nào thiết kế đó được đặt vào bên trong bối cảnh chung của nó. Điều này sẽ cung cấp ngay lập tức cho người xem sự hiểu biết tổng thể ngay cho đồ án của bạn. Màu sắc, vật liệu và các yếu tố chi tiết khác có thể được giải thích thông qua bản vẽ bổ sung, hình ảnh ,mảng màu…

Mô hình chi tiết một dự án  của KTS Richard Roger
Mô hình chi tiết một dự án của KTS Richard Roger

 Một cách tiếp cận khác là để cho bản vẽ của bạn hiển thị bối cảnh tổng quan chung của dự án và sử dụng một mô hình kiến trúc để minh họa một trong số những khía cạnh chi tiết. Ví dụ, bạn có thể làm mô hình cho một phần diện tích đặc biệt thú vị của công trình ; một điểm nhấn của lối vào hoặc mặt đứng trang trí. Hoặc bạn có thể làm cho một mô hình mặt cắt mà cắt qua công trình để hiển thị các cấu trúc không gian bên trong.

Mô hình dự án Thư viện trung tâm New York của Norman Foster
Mô hình dự án Thư viện trung tâm New York của Norman Foster

Điều quan trọng là bắt đầu với một mục đích rõ ràng cho mô hình kiến trúc của bạn và sau đó hãy làm ra những loại mô hình tốt nhất sẽ đạt đến mục tiêu của bạn.

Mô hình kiến trúc nên ở tỉ lệ nào ?

Một khi bạn đã ra quyết định mô hình của bạn cần minh họa những gì, bước tiếp theo cần làm là chọn tỉ lệ thích hợp nhất. Quyết định này bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố, diện tích của khu vực cần làm mô hình và bạn muốn trình bày đến mức độ chi tiết nào. Nếu bạn cần để hiển thị một khu vực rộng lớn, có lẽ là một mô hình tổng quan bối cảnh khu vực, bạn sẽ phải chọn ở một tỉ lệ nhỏ hơn, 1:500 hoặc thậm chí 1:1000. Điều này là để tránh cho các mô hình trở nên quá lớn để mang tính thực dụng. Nhưng ở các quy mô nhỏ hơn bạn cần phải lưu ý rằng sẽ không thực thực sự có nhiều thứ có thể hiển thị một cách chi tiết.

Mô hình một dự án của KTS Zaha Hadid
Mô hình một dự án của KTS Zaha Hadid

Nếu mục đích của mô hình chỉ là để trình bày chính bản thân công trình thì bạn có thể xem xét tỉ lệ 1:200 hoặc thậm chí tỉ lệ 1:100. Ở các tỉ lệ này bạn có thể hiển thị các cửa sổ, cửa đi, ban công…Tuy nhiên, nếu mục đích của bạn là để minh họa cho một khu vực cụ thể hoặc yếu tố chi tiết của công trình bạn cũng có thể cần phải tiến đến cái to hơn một lần nữa, tỉ lệ 1:50 quy mô hoặc thậm chí ở tỉ lệ 1:20.

Bất kể mục đích của mô hình của bạn là gì, có thể hiểu được rằng tỉ lệ sẽ cho phép bạn làm việc thực dụng, các lựa chọn khả thi cho đồ án cụ thể của bạn. Một số sinh viên đã hiểu biết rõ ràng về tỉ lệ và những người này có thể bỏ qua phần tiếp theo, nhưng nếu bạn là chưa rõ về tỉ lệ, thì phần tiếp theo có lẽ đáng để đọc

 Thực tế là tỉ lệ rất đơn giản. Tỉ lệ của một mô hình kiến trúc là tỉ số – nói cách khác là mối quan hệ kích thước của mô hình với vật thật. Ví dụ, tỉ lệ 1.1 chính là kích thước thật của mô hình. Trong khi tỉ lệ 1.10 có thể là kích thước mô hình nhân lên 10 ra kích thước thật. Tương tự như vậy, 1.100 sẽ là 1 phần 100 của kích thước thật, cứ thế tiếp tục. Con số xác định tỉ lệ càng lớn, kích thước mô hình càng nhỏ, điều này có nghĩa ít chi tiết sẽ được trình bày.

 Một cách hữu ích khác để nghĩ về tỉ lệ là hình dung xem bao nhiêu mm thể hiện một m ở một tỉ lệ đặc biệt nào mà bạn thể hiện.. Chính ta phải làm việc này bằng cách chia 1000 cho con số thể hiện tỉ lệ. Ví dụ, ở tỉ lệ 1.200, chia 1000 cho 200 và bạn có câu trả lời là 5. Điều này nói với bạn rằng một m ở ngòai đời thật sẽ được thể hiện bằng 5mm trên mô fhinh. Vì vật, nếu diện tích mà bạn cần thiết cho mô hình 100mx100m2, mô hình tỉ lệ 1.200 của bạn sẽ là 500×500 mm.

Với những khu vực có diện tích đặc biệt lớn và bạn cần một tỉ lệ nhỏ hơn rất nhiều, ví dụ 1.1000. Ở tỉ lệ này, mô hình kiến trúc sẽ là 1 phần 1000 của kích thước thật. Để hình dung ra bao nhiêu mm sẽ thể hiện 1m chúng ta làm lại tất cả như ở trên, 1000 chia cho con số tỉ lệ (con số tỉ lệ ở đây là 1000). Câu trả lời hiển nhiên là 1, nghĩa là 1m trên hiện trạng bằng 1mm trên mô hình. Một khu vực hình vuông có diện trích 1000x1000x sẽ có kích thước 1000mm ở mô hình tỉ lệ 1.1000

 Phương pháp làm mô hình kiến trúc và vật liệu

Với  mục đích làm hướng dẫn chung như thế này, tôi sẽ không đi vào rất nhiều chi tiết cụ thể về kỹ thuật và vật liệu làm mô hình kiến trúc vì đây là một lĩnh vực rất rộng và sẽ được đề cập trong một bài viết riêng biệt. Dưới đây là một số quy tắc cơ bản để làm theo.

Hãy thực tế về những gì bạn có thể làm được với khỏang thời gian, vật liệu và phương tiện mà bạn có sẵn. Đừng cố gắng làm mô hình để thể hiện chi tiết cho thiết kế của bạn hoặc đơn giản bạn sẽ không bao giờ hoàn thành nó. Thường xuyên sinh viên với các kỹ năng làm mô hình tốt nhưng không hoàn thành mô hình kiến trúc của họ, đơn giản chỉ vì sự nhiệt tình của họ đã khiến họ làm tốt hơn và họ đã cố gắng để trình bày quá nhiều. Hoặc, mô hình được hòan thành tuy nhiên nó tiêu tốn quá nhiều thời gian và sức lực khiến cho những phần quan trọng khác của bài trình bày của họ phải được hòan thành một cách vội vã hoặc thậm chí không làm tí nào.

Đây là điều khó để có được sự cân bằng hợp lí nhưng nó sẽ là tốt hơn nếu có ít tham vọng đi với mô hình và tập trung vào một bài trình bày tổng thể được phối hợp, thực hiện đầy đủ.

Việc sử dụng màu sắc là một phạm trù khác mà có thể khiến cho mô hình có thể trở nên tồi tệ. Đôi khi nó an toàn hơn với việc giữ cho mọi thứ là đơn sắc (trắng, ví dụ, có thể trông khá “kiến trúc” và phong cách) , trừ khi bạn đang rất tự tin với màu sắc hay đó là một phần sống động của những gì mà mô hình của bạn đang cố gắng để trình bày

Luôn luôn trình bày mô hình của bạn trên tấm nền tốt, vững chãi với các cạnh vuông vắn – điều này có chức năng gần giống như một khung tranh và cải thiện tốt hơn vẻ bề ngòai cho mô hình của bạn.

Đến khỏan vật liệu, trừ khi bạn có thể dễ dàng ra vào một xưởng làm mô hình và có đủ kinh nghiệm với máy móc, tốt nhất là nên làm việc với bìa hoặc xốp hoặc những gì tương tự, các vật liệu dễ cắt như gỗ balsa hoặc gỗ bồ đề. Nói cách khác, bất cứ cái gì mà bạn có thể cắt hoặc là bằng một lưỡi dao trổ sắc nhọn hoặc với một cái cưa nhỏ và dính được vào nhau bằng những lọai keo thông thường mua ngòai cửa hàng.

Và khi bạn cắt, nếu có thể, cố gắng cắt vuông vắn, đặc biệt là nếu bạn đang trổ mặt bằng hoặc mặt đứng. Giữ tất cả mọi thứ vuông vắn là vô cùng  quan trọng nếu bạn muốn đạt được một sự hòan thiện gọn gàng chặt chẽ cho công trình của mình. Đáng để đầu tư vào một thước kẻ kim lọai vì một thước kẻ gỗ hoặc nhựa sẽ bị hỏng nhanh chóng.

Cho dù bạn đang cắt với một con dao trổ thủ công hoặc một dao mổ, nên cắt bằng vài đường nhẹ nhàng hơn là cố gắng với 1 đường cắt suốt. Bạn sẽ có một đường cắt sạch sẽ hơn và bạn ít bị trượt và cắt phải ngón tay của mình.

Nguồn cung nguyên liệu có thể khó khăn, nhưng bạn nên xem xét các cửa hàng Nghệ thuật & Thủ công ở khu vực của mình và cũng nên xem thử xem có cửa hàng nào của người chơi mô hình gần nhà không. Những cửa hàng này thường có nhiều vật liệu tốt nhưng nên chọn lấy cái gì mà bạn cần trước tiên. Thật ngạc nhiên khi mà một nhóm các sinh viên cùng làm về một dạng mô hình có thể quét sạch các vật liệu tốt nhất trên kệ một cách nhanh chóng làm sao.

Chúc may mắn với mô hình của bạn, nếu có một điều mà bạn cần nhớ từ tất những thông tin kể trên thì đây “Nó sẽ mất gấp đôi khỏang thời gian so với cái mà bạn hình dung

 Stephen Wynne-Owen Chuyên gia làm mô hình kiến trúc.

————————

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: