Được đánh dấu vừa là sự kết thúc và một sự khởi đầu, tháp Mesiniaga (Menara Mesiniaga) ở Pentailing Jaya, Malaysia, nằm ngay bên ngoài thủ đô Kuala Lumpur, là đỉnh cao những năm nghiên cứu của Ken Yeang về chiến thuật (thiết kế) thụ động cho nhà cao tầng, và đánh dấu tòa nhà đầu tiên của thể loại này (loại mà ông gọi là nhà cao tầng thế hệ 2) thể hiện hoàn đầy đủ các nguyên tắc thiết kế sinh khí hậu của Ken Yeang. Sự thể hiện của mục đích táo bạo của ông để đem thiết kế thụ động ở khí hậu nhiệt đới ẩm của Đông Nam Á, những nguyên tắc được thể hiện ở tháp Mesiniaga đã có tác động xuống những tòa nhà cao tầng tiếp sau đó được thiết kế trên toàn cầu.
Mặc dù sinh ra ở Malaysia, Yeang học ở Anh và Mỹ. Đầu tiên là ông học kiến trúc tại Hiệp hội kiến trúc – AA (trường đào tạo kiến trúc danh giá bậc nhất ở Anh-ND) ở London, sau đó ông học sinh thái tại đại học Cambridge và cuối cùng là Đại học Pensylvania về cảnh quan với Ian McHarg (tác giả cuốn sách nổi tiếng Desgin with nature-ND). Việc nghiên cứu về sinh thái học khiến Yeang có một mối quan tâm sâu sắc xuống công trình vào môi trường xung quanh, và sự những thiết kết mang tính địa phương được cổ vũ bởi McHarg đã có một ảnh hưởng đáng kể xuống những tác phẩm của Yeang. Sau khi quay lại Malaysia, Yeang kết hợp với người bạn cùng học tại AA là Tengku Robert Hamzah lập nên hãng thiết kế T. R. Hamzah and Yeang năm 1976.
Mối quan tâm tới việc đáp ứng môi trường khí hậu và thiết kế phù hợp với hoàn cảnh địa phương dường như đối nghịch hoàn toàn với hình thái nhà cao tầng, nhưng trong quan điểm của Yeang, sự lan tỏa của nhà cao tầng chính là một kết luận tất yếu cho quá trình đô thị hóa toàn cầu. “vì vậy, tại sao không cải thiện nó và khiến tró trở nên phù hợp môi trường”. Quy mô tham vọng của Yeang đối với tác động này rất rõ ràng trong lời giới thiệu trong cuốn sách của ông “Nhìn nhận lại nhà cao tầng theo hướng sinh khí hậu” (The skycraper bioclimatically considered), khi ông nói “lý thuyết thiết kế của nhà cao tầng có thể, trong tương lại, được xuất phát phần nào đó từ nguyên tắc của việc bảo tồn năng lượng”
Được xây dựng cho đối tác người Malaysia của IBM, với lớp vỏ hoàn thiện mang dáng vẻ kỹ thuật cao của tòa tháp Mesiniaga, tạo ra một ảo tưởng về chiến thuật thụ động mà Yeang sử dụng trong công trình. Hình dạng công trình có công năng như một sơ đồ cho rất nhiều nguyên tắc ánh nắng mặt trời thụ động và thông gió tự nhiên được áp dụng vào thiết kế. Cấu trúc hình tròn của tòa tháp được đỡ bởi 8 cột nằm bên ngoài lớp vỏ công trình, cho phép tối đa hóa không gian nội thất. Thang máy thông gió tự nhiên và lõi thang bộ nằm phía đông của tòa nhà cho phép ngăn chặn nhiệt mặt trời từ ánh nắng chói chang buổi sáng.
Tòa tháp mọc lên từ một nền dốc trồng cây ở phần đế và cây xanh tiếp tục mọc hướng thẳng trong theo hình xoáy ốc của các “sân trời” cảnh quan được giật lùi vào từ mặt đứng hình trụ. Bổ sung thêm vào việc hỗ trợ lưu chuyển không khí và thông gió tự nhiên, các sân trời còn tạo ra một mối liên hệ với tự nhiên cho người sử dụng công trình, theo kiểu hoàn toàn đối nghịch với dáng vẻ nhàm chán của những tòa tháp thương mại điển hình. Khoảng giật lùi sâu của các sân trời còn tạo ra bóng đổ cho các không gian nội thất liền kề, với lớp kính từ sàn tới trần và cửa trượt duy trì liên hệ với bên ngoài.
Để bổ sung thêm vào các sân trời, mặt đứng được xử lý với các tấm lam nhôm giúp ngăn chặn nhiệt lượng mặt trời. Bố trí của các tấm lam phù hợp với quỹ đạo biểu kiến của mặt trời tại khu vực: mặt đứng phía bắc và nam, nơi nhận ít nhất các tia nắng trực tiếp được tạo bóng với những dải lam mỏng, trong khi mặt đứng phía tây của công trình được bảo vệ mặt những băng nhôm bao phủ hầu như toàn bộ cửa sổ để ngăn chặn ánh nắng nghiệt ngã buổi chiều.
Trên nóc của tòa nhà, một vương miện với các ống thep được dùng để hỗ trợ việc lắp đặt các panel năng lượng mặt trời trong tương lai sẽ bổ sung thêm cho nhu cầu điện của tòa nhà. Vương miện này cùng cung cấp bóng đổ và bảo vệ cho khu vực giải trí và bể bơi trên sàn mái
Bên trong nội thất, Yeang bố trí các văn phòng cá nhân ở chính giữa của mặt sàn, đặt các không gian văn phòng mở cạnh chu vi công trình – sớm hơn gần 1 thập kỉ trước khi Renzo Piano sử dụng cùng 1 kĩ thuật cho toàn nhà New York Times. Các văn phòng cá nhân sử dụng tường kính cho phép tối ưu hóa sử dụng chiếu sáng tự nhiên vào bên trong nội thất.
Năm 1995, tòa nhà nhận giải thưởng Aga Khan Award cho kiến trúc. Được trao 3 năm 1 lần, “giải thưởng này xác định và cổ vũ những ý tưởng xây dựng mà tạo dựng thành công các việc làm và khát vọng của các xã hội trên thế giới, mà trong đó Hồi giáo có một vai trò nổi bật“. Ban giám khảo giải thưởng ca ngợi thiết kế độc nhất vô nhị và sự đáp ứng với khí hậu của tòa nhà. Giám khảo Charles Jenks ca ngợi tòa tháp như “một giải pháp thay thế kinh ngạc với phong cách thống trị của những tòa tháp công ty và một sự tổng hợp mới giữa kiến trúc đương đại mà đáp ứng với điều kiện thời tiết của một địa điểm đặc biệt và tìm ra những cảm hứng cho một ngôn ngữ kiến trúc mới từ những lực tác động tối thượng toàn cầu” Peter Eisenman, cũng là một thành viên của hội đồng giám khảo, đơn giản lưu ý rằng “tháp Mesiniaga là một trong một ít các đồ án đóng góp tư duy mới vào của văn hóa kiến trúc đại chúng“
Tuy nhiên, tòa tháp tương lai của Yeang không phải là không có những điểm yếu. Rất nhiều nguồn tin cho biết khí hậu nóng ẩm đã tạo các vết rỉ và ăn mòn các bề mặt hoàn thiện kim loại và đọng nước trên sàn của các sân trời.
Có lẽ thành công lớn nhất của tòa tháp Mesiniaga là tác động của nó lên các kiến trúc sư khác, vượt ra khỏi khí hậu nhiệt đới của vùng Đông Nam Á. Trong kỉ nguyên của những tòa nhà siêu cao tầng, tòa tháp nhỏ nhoi Mesiniaga với 15 tầng lại có tác động cực lớn lên các thiết kế nhà cao tầng. Hệ thống sân trời xoáy ốc của Yeang có ảnh hưởng lên những công trình có tính biểu tượng như trụ sở Swiss Re của Norman Foster ở London (còn được biết đến như tòa nhà The Gherkin) và một chiến lượng tương tự được tìm thấy ở tòa tháp Thượng Hải của Gensler.
————————–
- Nguồn: Tạp chí Archdaily, ngày 28 tháng 9 năm 2015
- Chuyển ngữ: Bộ môn Lý thuyết Lịch sử kiến trúc.