Paul Rudolph – kiến trúc sư hiện đại cô đơn.

41506-main_3177-1_41506_sc_v2com-hero-1

Đã có thời điểm khi mà Paul Rudolph (1918–1997) từng là kiến ​​trúc sư nổi tiếng nhất, nếu không phải ở tầm thế giới, thì ít nhất cũng là trong nước Mỹ. Là một trong những sứ giả hàng đầu của chủ nghĩa hiện đại “anh hùng”, ông là tác giả của một số công trình bằng bê tông sáng tạo và táo bạo nhất ở thập niên 1960. Những siêu sao kiến trúc hiện nay như Richard Rogers và Norman Foster đã từng đến đại học Yale làm học trò của ông. Nhưng sau một trận hỏa hoạn tàn phá Tòa nhà Kiến trúc và Nghệ thuật của Rudolph tại đại học Yale và nhiều trận bút chiến tấn công từ các nhà phê bình theo chủ nghĩa Hậu hiện đại, chuỗi các dự án của Rudolph, cũng như những hậu duệ người Mỹ của ông, dường như bốc hơi qua một đêm. Mặc dù phần lớn tác phẩm của Rudolph trong thời kỳ đầu ở Sarasota, Florida, và khi ông ở đỉnh cao sự nghiệp trong thập niên 60 đã được phục hồi và tái khám phá bởi những công chúng mới, những công việc sau này của ông – được tạm thời xác định là những công trình được hoàn thành trong khoảng từ năm 1970 cho đến khi ông mất vào năm 1997 – vẫn còn tương đối ít được biết đến.

Continue reading “Paul Rudolph – kiến trúc sư hiện đại cô đơn.”

Advertisement

Trụ sở Hiệp hội thợ dệt ở Ahmedabad – KTS Le Corbusier

This slideshow requires JavaScript.

Le Corbusier được chủ tịch Hiệp hội Chủ thợ dệt ủy quyền để thiết kế trụ sở chính của tổ chức này tại Ahmedabad, một thành phố lịch sử trong hoạt động trong thương mại dệt may của Ấn Độ. Công trình là một bản tuyên ngôn đại diện cho quan điểm của Le Corbusier về một nền kiến trúc Ấn Độ hiện đại. Xây dựng vào năm 1954, tòa nhà Hiệp hội thợ dệt được coi công trình đầu tiên trong số bốn công trình (của Le Corbusier) được hoàn thành tại tại Ahmedabad.

Continue reading “Trụ sở Hiệp hội thợ dệt ở Ahmedabad – KTS Le Corbusier”