Paul Rudolph – kiến trúc sư hiện đại cô đơn.

41506-main_3177-1_41506_sc_v2com-hero-1

Đã có thời điểm khi mà Paul Rudolph (1918–1997) từng là kiến ​​trúc sư nổi tiếng nhất, nếu không phải ở tầm thế giới, thì ít nhất cũng là trong nước Mỹ. Là một trong những sứ giả hàng đầu của chủ nghĩa hiện đại “anh hùng”, ông là tác giả của một số công trình bằng bê tông sáng tạo và táo bạo nhất ở thập niên 1960. Những siêu sao kiến trúc hiện nay như Richard Rogers và Norman Foster đã từng đến đại học Yale làm học trò của ông. Nhưng sau một trận hỏa hoạn tàn phá Tòa nhà Kiến trúc và Nghệ thuật của Rudolph tại đại học Yale và nhiều trận bút chiến tấn công từ các nhà phê bình theo chủ nghĩa Hậu hiện đại, chuỗi các dự án của Rudolph, cũng như những hậu duệ người Mỹ của ông, dường như bốc hơi qua một đêm. Mặc dù phần lớn tác phẩm của Rudolph trong thời kỳ đầu ở Sarasota, Florida, và khi ông ở đỉnh cao sự nghiệp trong thập niên 60 đã được phục hồi và tái khám phá bởi những công chúng mới, những công việc sau này của ông – được tạm thời xác định là những công trình được hoàn thành trong khoảng từ năm 1970 cho đến khi ông mất vào năm 1997 – vẫn còn tương đối ít được biết đến.

Continue reading “Paul Rudolph – kiến trúc sư hiện đại cô đơn.”

Advertisement

Phòng trưng bày nghệ thuật Đại học Yale của Louis Kahn.

 

This slideshow requires JavaScript.

Trường Kiến trúc của trường Đại học Yale đang ở trong giai đoạn biến động về chương trình sư phạm khi Louis Kahn tham gia đội ngũ giảng viên vào năm 1947. Cùng với kiến ​​trúc sư của nhà chọc trời George Howe làm trưởng khoa và những người theo chủ nghĩa hiện đại như Kahn, Philip Johnson và Josef Albers làm giảng viên, giai đoạn những năm hậu chiến tại trường Yale có khuynh hướng tránh xa khuynh hướng đào tạo hàn lâm kiểu Beaux-Arts mà hướng tới trào lưu tiên phong. Trong bối cảnh đó, khi việc hợp nhất các khoa nghệ thuật, kiến ​​trúc và lịch sử nghệ thuật của trường đại học vào năm 1950 dẫn đến việc đòi hỏi có một tòa nhà mới, một cấu trúc mang tính hiện đại là sự lựa chọn đương nhiên để cụ thể hóa cho một sự định hướng mới và một phong cách mới ly khai khỏi chủ nghĩa duy sử. [1] Hoàn thành vào năm 1953, tòa nhà Phòng trưng bày nghệ thuật đại học Yale của Louis Kahn sẽ tạo ra một cách linh hoạt các không gian văn phòng, lớp học và văn phòng cho một ngôi trường đang thay đổi; đồng thời, đồ án thiết kế quan trọng đầu tiên của Kahn báo hiệu một bước đột phá trong sự nghiệp kiến ​​trúc của bản thân ông – một sự nghiệp mà hiện nay được xem là trong số những người nổi tiếng nhất ở nửa sau của thế kỷ 20.

Continue reading “Phòng trưng bày nghệ thuật Đại học Yale của Louis Kahn.”

Người phiên dịch các bản vẽ.

This slideshow requires JavaScript.

Khi chương trình “60 Minutes” của kênh CBS News, tiến hành cuộc phỏng vấn độc quyền với thành viên của biệt đội SEAL Hải quân đã tiêu diệt Osama bin Laden, một trong những điều đầu tiên họ làm là tìm kiếm một người làm mô hình, có thể tái tạo lại khu phức hợp ở Abbottabad, Pakistan.

 “Chúng ta phải làm một mô hình, do tôi không thể hình dung trong đầu ra câu chuyện mà không có mô hình” Henry Schuster, nhà sản xuất của chương trình “60 phút” nói. “Mô hình chính là bản gốc 3D, nó cho phép bạn xem xét tất cả mọi thứ ở quy mô, và không gian, bạn có thể di chuyển từ chỗ này sang nơi và cảm nhận được được sự diễn tiến điều mà chúng ta không thể làm được với đồ họa giả lập”

Continue reading “Người phiên dịch các bản vẽ.”

Ngôi nhà ở Amagansett – KTS Charles Gwathmey

This slideshow requires JavaScript.

Thành công sớm quá rất có thể sẽ là một lời nguyền – chỉ cần hỏi bất kỳ ngôi sao nhí nào – nhưng với Charles Gwathmey, người kiến ​​trúc sư nổi tiếng, mất ở tuổi 71, lại rất thích thú trong sự thành công sớm của mình, thừa nhận rằng đó là một trong những bước ngoặc may mắn mà chỉ đến một lần trong đời. Ông mới chỉ ở tuổi 25, đang bắt đầu sự nghiệp của mình, khi thiết kế một ngôi nhà 1.200 feed vuông (111.50m2) cho cha mẹ ở Amagansett ,Newyork. Những bức ảnh của công trình đã được công bố trên toàn thế giới và ngay lập tức nó đã trở thành một biểu tượng, giới thiệu một thế hệ trẻ với ý đồ kiến trúc như nghệ thuật. Công trình đó đã tạo nên sự nổi tiếng cho ông.

Continue reading “Ngôi nhà ở Amagansett – KTS Charles Gwathmey”

Viện bảo tàng nghệ thuật High – KTS Richard Meier

This slideshow requires JavaScript.

Viện bảo tàng nghệ thuật High là công trình công cộng và một bộ sưu tập nghệ thuật chính đáp ứng với đặc điểm hình thái và bối cảnh của tổng thể nhu cầu của một bảo tàng. Truyền thống xây dựng tiến bộ thành phố Atlanta cũng như vị trí như một trung tâm phát triển văn hóa,đã có một ảnh hưởng mạnh lên thiết kế công trình.

Continue reading “Viện bảo tàng nghệ thuật High – KTS Richard Meier”

Quỹ Ford – KTS Kevin Roche

This slideshow requires JavaScript.

Kevin Roche và John Dinkeloo thành lập hãng riêng của họ vào năm 1966, sau khi dẫn đầu công ty của Eero Saarinen trong nhiều năm. Trụ sở của Quỹ Ford được coi là thành công lớn đầu tiên của bộ đôi này, một sự kết hợp của những ý tưởng độc đáo của Roche và các giải pháp kết cấu sáng tạo của Dinkeloo. Họ đã giới thiệu một loại hình văn phòng, trong đó sự tương tác giữa nhân viên vượt ra khỏi các phòng, các tầng nhà, thậm chí vươn tới không gian công cộng.

Continue reading “Quỹ Ford – KTS Kevin Roche”

Phỏng vấn KTS Thom Mayne

Dự án bố tòa tháp trong một tại Shenzen, Trung quốc
Dự án bố tòa tháp trong một tại Shenzen, Trung quốc

Cộng tác viên của Viện Bảo tàng xây dựng quốc gia và tạp chí Metropolis Andrew Caruso gần đây đã có cuộc trao đổi với người nhận huy chương vàng AIA và giải thưởng Prizker năm 2005 KTS Thom Mayne về những ngày đầu của sự nghiệp của ông và các trường phái thiết kế lớn, các dự án công cộng, và sự phát triển của công việc sau này. Thom nói về sự sáng tạo, chính trị, giáo dục … và về tiết lộ danh tiếng của mình như là “kẻ tồi tệ” (badboy) của kiến ​​trúc.

Adrew Caruso : Nghề nghiệp chuyên môn của ông bắt đầu với những nguyên lý quy hoạch. Điều gì đã dẫn đến sự thay đổi sang kiến trúc và cuối cùng là sự hợp tác của ông với Jim Stafford?

Thom Mayne : Tôi bắt đầu làm việc tại cơ quan tái phát triển Pasadena làm nhà ở giá rẻ, và đó là nơi tôi đã gặp Jim [Stafford]. Khi ra khỏi Đại học Nam California (USC – University of Southern California), tôi không có hiểu biết gì về Mies, Khan hoặc Corbusier, chẳng hạ. USC rất mạnh mẽ trong việc chống lại lịch sử, thích nhìn về phía trước hơn là hòai cổ. Tôi về bản chất là ngây thơ.

Continue reading “Phỏng vấn KTS Thom Mayne”

KTS Seven Holl và những bản vẽ màu nước.

Kiến trúc sư Steven Holl
Kiến trúc sư Steven Holl

Lời tác giả: Khi chúng tôi bắt đầu lên kế hoạch cho vấn đề “quy trình sáng tạo”, hiển nhiên rằng chúng tôi muốn sử dụng cơ hội có được để trở lại với Steven Holl, người mà những tác phẩm màu nước nổi bật đã được chúng tôi tôn vinh trước đây và đương nhiên vẫn còn giữ vị trí trung tâm trong quá trình sáng tạo của ông. Holl đã xuất bản hai cuốn sách về màu nước “Viết trong nước” (NXB Lars Müller, 2002) và Tỉ lệ (NXB Lars Müller, 2012), thích thú nói về vai trò của bản vẽ màu nước đối với ông. Trên thực tế, sự kết nối giữa bản vẽ ban đầu và việc công trình hòan thiện thường khá mạnh mẽ. Người nhận giải thưởng vàng AIA năm 2012 cho kiến trúc sư là một đối tượng phỏng vấn hoàn toàn thỏai mái (nó cho bạn cảm thấy như thể đang dùng đồ uống với ông tại một quán bar thay vì tiến hành một cuộc phỏng phấn chính thức). Cuộc trò chuyện của chúng tôi hình thành cơ sở cho bài viết trên tạp chí gần đây. Sau đây là một phiên bản được chỉnh sửa :

Martin C. Pedersen : Bản vẽ màu nước của ông rất nổi tiếng. Đó có luôn phải là việc đầu tiên làm với một đồ án ?

Steven Holl : Đúng. Và tôi có hàng ngàn bản vẽ. Cậu biết có bao nhiêu bản màu nước không?

Continue reading “KTS Seven Holl và những bản vẽ màu nước.”

Biệt thự Milam – KTS Paul Rudolph

Mặt chính công trình
Mặt chính công trình

Một trong những nguyên tắc cơ bản của kiến trúc được dạy khi bắt đầu các khóa học thiết kế là tầm quan trọng của việc kiên định làm việc theo phương pháp. Một ý tưởng nên được đưa ra một cách tổng thể và được thực hiện như các nguyên tắc thiết kế và sự logic là một điều hiển nhiên đối với bất kì ai, thậm chí ngay cả khi đó là ở cấp sơ đẳng nhất. KTS Paul Rudolph, (1918-1997) thấu hiểu điều này mà không một chút nghi ngờ làm như thế nào để thiết kế thành công một công trình, để có thể được cảm nhận công trình đó như đúng những gì mà nó đã được sinh ra, như là trường hợp với khu nhà Milam của Jacksonville, Florida.

Continue reading “Biệt thự Milam – KTS Paul Rudolph”

Căn nhà Dymaxion – KTS Buckminster Fuller

Buckminster Fuller và mô hình Dymaxion
Buckminster Fuller và mô hình Dymaxion

Căn nhà Dymaxion là một dự án nhà ở được kiến trúc sư và triết gia thực dụng R. Buckminister Fuller sáng chế. Thuật ngữ Dymaxion được kết hợp bởi các từ dynamic (năng động), maximum (tối đa) và tension (lực căng) được chính Fuller nghĩ ra.

Vào năm 1920, Fuller mong muốn xây dựng một dạng cư trú độc lập bền vững cho một gia đình, cỗ máy để ở trong tương lai. Mặt dù không bao giờ được hiện thực hóa, thiết kế Dymaxion thể hiện một tư tưởng tiên phong và sự sáng tạo có ảnh hưởng xuống sản xuất tiền chế và sự bền vững (trong kiến trúc). Không chỉ bản thân công trình là một ví dụ mẫu mực cho khái niệm tự cung cấp, mà nó còn có thể sản xuất số lượng lớn, đóng gói phẳng (flat-packaged: một tiêu chuẩn đóng gói của quân đội Mỹ) và được vận chuyển trên toàn thế giới.

Continue reading “Căn nhà Dymaxion – KTS Buckminster Fuller”