Ngôi nhà ở Amagansett – KTS Charles Gwathmey

This slideshow requires JavaScript.

Thành công sớm quá rất có thể sẽ là một lời nguyền – chỉ cần hỏi bất kỳ ngôi sao nhí nào – nhưng với Charles Gwathmey, người kiến ​​trúc sư nổi tiếng, mất ở tuổi 71, lại rất thích thú trong sự thành công sớm của mình, thừa nhận rằng đó là một trong những bước ngoặc may mắn mà chỉ đến một lần trong đời. Ông mới chỉ ở tuổi 25, đang bắt đầu sự nghiệp của mình, khi thiết kế một ngôi nhà 1.200 feed vuông (111.50m2) cho cha mẹ ở Amagansett ,Newyork. Những bức ảnh của công trình đã được công bố trên toàn thế giới và ngay lập tức nó đã trở thành một biểu tượng, giới thiệu một thế hệ trẻ với ý đồ kiến trúc như nghệ thuật. Công trình đó đã tạo nên sự nổi tiếng cho ông.

Charles Gwathmey với công trình
Charles Gwathmey với công trình

Nhưng tất nhiên, Gwathmey không phải là dạng một kỳ quan nhất thời. Ông đã trở thành một kiến ​​trúc sư rất được kính trọng, người mà sẽ đạt được danh tiếng với hàng trăm dự án được xây dựng trên toàn thế giới, bao gồm cả bảo tàng lớn, các trường đại học, trụ sở công ty và nhà riêng. Ông được ngưỡng mộ vì lòng trung thành kiên định đến trường phái kiến trúc hiện đại – điểm tựa mà ông không bao giờ dao động – và như một tín đồ nhiệt thành của quá trình xây dựng hơn là lý thuyết trên giấy. Năm 1968, ông thiết lập mối quan hệ cộng tác lâu dài với kiến trúc sư Robert Siegel. Trong đầu những năm 1970, ông bùng nổ trở thành một trong những thành viên tiềm năng của nhóm New York Five, nhóm của những thanh niên lanh lẹ (Gwathmey, Richard Meier, John Hejduk, Michael Graves và Peter Eisenman), những người tái khám phá những niềm vui đã bị giảm thiểu của chủ nghĩa hiện đại giai đọan đầu, đặc biệt là với những căn biệt thự màu trắng tinh khiến của Le Corbusier, và giới thiệu lại cái thẩm mỹ này cho một tầng lớp thượng lưu đô thị những người vốn chán ngán đến phát bệnh với những tấm beton xám xịt của chủ nghĩa hiện đại giai đọan cuối. Vì vậy, rất nhiều những thử nghiệm tốt nhất của nhóm Five đã diễn ra ở Hamptons, mọc lên như những tác phẩm điêu khắc nguyên sơ dọc theo những đụn cát hoặc trải dài lên các tầng theo chiều dọc để khéo léo tạo ra một góc nhìn, nhưng không một ai tạo ra được nhiều ấn tượng như căn nhà Gwathmey được xây dựng ở Amagansett vào năm 1965.

“Khi cha mẹ tôi yêu cầu tôi thiết kế ngôi nhà cho họ, đó thực sự là không suy nghĩ gì”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn thông thườngvới ông vào năm 1999. “Ý tưởng để làm điều đó là vô cùng thú vị. Tôi thậm chí còn không lo lắng về nó . Khi bạn đã ngây thơ theo nghĩa tốt nhất của từ này, bạn không có bất kì một khái niệm nào cho tất cả những áp lực. Hy vọng rằng bạn sẽ có được theo cách đó một lần nữa khi bạn già đi, nhưng sự biến đổi (tuổi tác) thực sự là tồi tệ”

Gwathmey_Axon_HV_20090812132833

Từ lúc đó, tất cả mọi thứ rơi vào đúng vị trí. Trước hết, ông đã có những khách hàng hoàn hảo, cả hai nghệ sĩ theo đúng kiểu của họ – cha ông, Robert, một họa sĩ, mẹ ông Rosalie, một nhiếp ảnh gia – người đã khuyến khích con trai của họ để làm một cái gì đó táo bạo và độc đáo. Đất bằng phẳng và không có nhiều khung cảnh, ngoại trừ một thực tế là nó nằm trên đường Bluff Road và không nằm ở biển, do đó, kiến trúc sư, người con ngoan, sẽ nâng công trình đủ cao để có được một tầm nhìn ra biển. Đó là một trong những nguyên tắc kiến rúc: Ngôi nhà sẽ là một bệ quan sát cao với diện tích phòng sinh họat chính trên tầng hai và mở cửa lớn phía nam. Phòng khách được đặt ở tầng một, trong một phòng ngủ chính và một phòng ngủ thu nhỏ ở trên tầng trên.

Đó đã thực sự giống như một bố cục lập thể hơn một ngôi nhà Mỹ thông thường, nằm trên khu đất  trên khỏang 4000m2 giống như một tạo vật trên bãi cỏ, một thực thể hoàn toàn tách biệt. Không hề có cây trồng làm nền – không có cây hay bụi cây, không có bậc thang lát đá hoặc đường – làm trung gian giữa công trình và thiên nhiên. “Tôi không quan tâm đến khung cảnh” Gwathmey nói. “Trong sự quan tâm của tôi nó giống như một bảng màu sạch sẽ”

Gwathmey_House2_HV_20090812133519

Nhưng người kiến trúc sư trẻ hiểu điều gì đó về những khả năng tôn vinh cho lối tiếp cận, và đã đảm bảo  chắn chắn để đặt ngôi nhà trên một góc ba phần tư so với đường lái xe để một khi tiếp cận từ cùng một góc nhìn sẽ giống như người Hy Lạp cổ đại tiếp cận đền Parthenon. Điều này cũng nhấn mạnh cái góc sinh động và phức tạp nhất, nơi ban công cong gặp cái cầu thang chéo và khung cửa sổ phòng khách quá khổ mở ra khung cảnh đại dương. Ban đầu ông dự định để xây dựng ngôi nhà bằng bê tông và tạo hình nó như một tác phẩm điêu khắc,  nhưng điều đó là quá đắt, vì vậy ông đã sử dụng một khung gỗ thông thường và bọc cả bên trong và bên ngoài với với những tấm ván tuyết tùng dọc trên bề mặt. Theo một nghĩa nào đó, gỗ đã trở thành ván khuôn cho bê tông mà chưa bao giờ đổ. “Nếu bạn lái xe qua đủ nhanh ” Gwathmey nói, “bạn vẫn có thể nhầm nó với một ngôi nhà bê tông” Hiệu quả đã được tăng cường hơn nữa bởi các khe cửa sổ hẹp mà trổ qua lớp vỏ bên ngòai của công trình như một lô cốt trong Chiến tranh thế giới lần II.

Gwathmey_Int_HV_20090812133703

Thật ra vẫn còn khó hiểu tại sao ông làm thế, làm thế nào mà ông đã nhận thức đúng như vậy ngay tại như khi mới bắt đầu trong sự nghiệp của mình. (Thực tế, nó là ngôi nhà thứ hai của ông. Căn nhà đầu tiên là tòa nhà ở bãi biển Miller năm 1964, một thành phẩm vuông vắn trên đảo Fire với những gian bằng đá cuội đặt xung quanh một cái sân phơi nắng. Trong trường hợp đó, ý tưởng là ngăn cách những ngôi nhà đặt sát cạnh nhau trên những lô đất nhỏ hướng ra biển) Gwathmey tạo ra ý tưởng của mình với một loạt các bản vẽ phức tạp và các mô hình , được cắt và dán bằng các tấm bìa các tông cứng và dải gỗ balsa. Đó vẫn là dạng cấu ​trúc của lưỡi dao X-Acto, được tạo tác thủ công mà không hề bằng CAD (thiết kế bằng máy tính). Chỗ cong hình bán nguyệt ở lối vào chính được tạo ra từ một ống bìa cứng có đường kính 7.6cm. Một trong số những mô hình nguyên gốc hiện nay đang nằm trong bộ sưu tập cố định của MoMA (Viện bảo tàng nghệ thuật hiện đại)

Gwathmey_Remodel_HV_20090812132311

Ngay sau khi được hoàn thành, căn nhà Gwathmey lập tức tạo ra một cảm giác. Người dân địa phương nghĩ rằng nó trông giống như một loại nhà máy điện, trong khi những người khác ca ngợi nó như là một tác phẩm của thiên tài. Nó cũng tạo cảm hứng cho hàng trăm phiên bản nhái theo, nhưng không cái nào trong số đó có được như sự thuyết phục như ban đầu. Căn nhà nhỏ, chỉ có 111 m2, nhưng có sự hiện diện của một cấu trúc lớn hơn rất nhiều. Góc nhìn thay đổi khi người quan sát di chuyển xung quanh công trình trong một “chuỗi thay đổi liên tục của các góc nhìn trục đo (oblique views)”, như nhà sử học kiến trúc Kenneth Frampton mô tả công trình sau chuyến thăm đầu tiên

Đó là một bố cục mà, dựa trên sự lặp lại của góc nhìn, bộc lệ các yếu tốt mới, sự sắp xếp ngạc nhiên và sự phản chiếu. Đường cong giao nhau với đường chéo. Khối hộp đục rỗng, xuyên thủng bởi những khoảng trống mà đôi khi – đặc biệt là trong những lúc tối – được xem như khối lơ lửng bên trong một khối lớn hơn. Các mặt đứng hòan tòan thú vị, độc đáo và có sự ăn ảnh như nhau.  Nhìn từ phía tây là giống như một nghiên cứu kinh điển về sự tĩnh tại và cân bằng – dạng tĩnh vật kiểu Morandi của những cái  bình mà trong đó những khối cơ bản được được xếp chồng lên nhau – trụ, khối lập phương, khối nêm – giống như các khối trò chơi của trẻ con. Từ phía bắc, ở phía mặt sau , ngôi nhà hiện ra như một bố cục thuần túy theo chiều cao của khối trụ cong bao bọc cầu thang kín và cửa sổ trở được kéo cao lên đến tận điểm cao nhất của nó. Gần như không có lỗ mở trừ một lỗ nhỏ trên tầng hai. Từ phía đông, đó là một mặt đứng phẳng phiu một cách đáng ngạc nhiên với số cửa sổ tối thiểu và mái nhà vát, cắt mạnh qua bầu trời giống như một con dao.

Charles Gwathmey được thừa kế ngôi nhà sau khi cha mẹ của ông qua đời. Sau một sự phục chế đầy yêu thương, ông chuyển đến sống hạnh phúc trong kiệt tác của mình.

—————

  • Tác giả: Andrea Walker, tạp chí Wall street journal,
  • Bài và ảnh gốc ở đây
  • Chuyển ngữ: Bộ môn lý thuyết và lịch sử kiến trúc.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: