Những tòa nhà kinh ngạc nhất thế giới (chưa được xây dựng)

This slideshow requires JavaScript.

Kỉ niệm ngày Kiến trúc thế giới 6 tháng 10 tới, chúng ta hãy cùng điểm qua những công trình có thể định hình chân trời kiến trúc của tương lai. Từ một sân bay trên nóc đến ý tưởng một nông trại đô thị bền vững. Hãy cùng (tạp chí Inhabitat) điểm qua các công trình của tương lai.

1. Nông trại Rồng bay – New York, Mỹ – KTS Vincent Callebaut.

1

Công trình gồm 32 tầng cao đến 600m, Rồng bay chứa đến 28 cánh đồng nông nghiệp có thể cung cấp hoa quả, rau hạt, lúa mì và ngũ cốc. Được mô phỏng theo đôi cánh của rồng, ý đồ về nông trại đô thị nằm trên đảo Roosevelt, New York hướng tới giải quyết vấn đề của việc chuyên chở lương thực đường dài và đường ngắn, kết nối nhà sản xuất tới người tiêu thụ.

2. Tòa nhà Nhân – Thượng hải, Trung quốc – KTS Bjarke Ingels Group (Đan Mạch)

2

Tòa nhà được thiết kế như 2 công trình chập một. Công trình có hình dáng tương tự chữ Nhân (人) của chữ Trung quốc, được kết hợp bởi 2 tòa nhà. Một tòa mọc lên từ mặt nước, một tòa từ mặt đất. Tòa đầu tiên dành cho các vận động của thân thể và chứa các họat động thể thao cũng như trung tâm văn hóa nước. Tòa thứ hai mọc lên từ đất biểu trưng cho các họat động tinh thần và sự khai minh trí óc.

3. Nhà chọc trời gỗ – Vancuver, Canada – Micheal Green Architect thiết kế.

3

Công trình này được xây dựng bằng gỗ thay vì các vật liệu truyền thống. Nếu được làm, đây sẽ là công trình cao nhất và “xanh” nhất bằng gỗ trên thế giới. Ý tưởng thiết kế cho Vancuver trẻ trung hiện đại, thân thiện môi trường và mang tính bền vững và kinh tế hơn rất nhiều so với thép và bê tông.

4. Tháp Dấu thăng (hashtag) – Seoul – Hàn quốc – KTS Bjarke Ingels Group (Đan Mạch) thiết kế.

4

Hai tòa nhà được kết nối bởi 3 hàng lang cầu trên không (skybridge) dành cho công cộng tại các cao độ khác nhau: ngầm dưới đất, tầng 1 và trên cao. Được biết đến như tháp Dấu thăng #, tòa nhà là một tổ hợp liên kết nhau gồm các tháp ngang và dọc. Hai tòa tháp song song có kích thước 204m và 214m chiều cao, được nối với nhau tại các cao độ 140m và 70m. Tại mỗi hành lang kết nối có một khu vườn dành cho tất cả các cư dân của tòa nhà.

5. Tòa nhà Giấc mơ của tôi, viễn kiến của chúng ta – Singapore – Design Act thiết kế

5

Công trình được xây dựng từ 3866 module khối hộp với độ trong suốt khác nhau. Công trình sử dụng các khối hóan vị để tạo ra một tòa nhà tương tự như một khối điêu khắc từ các điểm ảnh, gợi đến đám mây kĩ thuật số được chiếu sáng, được treo cố định trên một bãi cỏ. Công trình sử dụng ánh sáng tự nhiên tuyệt vời và có đường dốc được tính tóan kĩ ở phần đế tòa nhà để cho phép người tham quan nhìn thấy tòan bộ khung cảnh.

6. Sân bay chọc trời (Greengru Airportscapter) – Ý tưởng kiến trúc dành cho một đô thị mật độ cao – Gerasimos Pavlidis thiết kế.

6

Sân bay chọc trời này làm việc như một trạm sản xuất năng lượng, tự bản thân nó sản sinh đủ năng lượng đủ cho các họat động của mình cũng như khu vực lân cận. Ý đồ về sân bay Greengru cao 380m cung cấp các chuyến bay vào trung tâm thành phố. Chữ G viết hoa thể hiện ý đồ về việc sản sinh năng lượng bên trong, điều mà người thiết kế gán tên gọi như “quá trình tổng hợp năng lượng nhân tạo” cho khái niệm xanh, chữ Gru trong tiếng Italia có nghĩa là “tháp cần cẩu” dựa trên hình dáng của công trình.

7. Công viên thẳng đứng – Coyoacan, Mexico – thiết kế Jorge Hernandez de la Graza

7

Tòa tháp sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời theo chiều đứng và chia cắt các khu vườn vào bên trong cấu trúc. Tòa nhà chọc trời module này được tạo ra từ các đơn vị xếp chồng lên nhau cung cấp không chỉ các không gian sinh họat và làm việc mà còn cả nông trang đô thị, tái thu hồi nước và thu thập năng lượng mặt trời.

8. Khoang Sinh thái (Eco-pod) – Boston, Mỹ – thiết kế Boston Architects Howeler + Yoon và Los Angeles Digital Designers Squared Design Lad

8Một công trình chọc trời gồm các “khoang sinh thái” tiền chế được chứa đầy các tảo sản xuất dầu sinh học. Ý tưởng kiến trúc này được thiết kế để mô phỏng quá trình phát triển của các giọt dầu sinh học để sử dụng trong công nghiệp ô tô. Các giọt dầu có thể được phân tách dễ dàng về chuyển đến các khu vực phụ cận ở Boston.

9. Khu nghỉ dưỡng Giọt nước – Ý tưởng thiết kế cho vùng duyên hải ấm và ẩm – thiết kế Orlando De Urritia9

Công trình này sẽ là tòa nhà đầu tiên trên thế giới chuyển hóa nước từ không khí. Lấy cảm hứng từ việc hình thành giọt nước trong tự nhiên, khu nghỉ dưỡng cao cấp Water Droplet sẽ sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng khí để tạo ra nước uống được. Mặt đứng hướng bắc có các hệ lưới để thông gió và có khả năng chuyển đổi hơi ẩm trong không khí, cô đặc lại và chuyển thành nước uống tinh khiết.

10. Bảo tàng Nghệ thuật nước chảy – Evolene, Thụy sĩ – thiết kế R&Sie Architectes

10Công trình trông tự như một hình thù hữu cơ thú vị. Nằm tại dãy Alps, Thụy sĩ, công trình sẽ đặt trụ sở của Trạm Nghiên cứu băng dãy Alpine. Cấu trúc cơ bản của tòa nhà nhằm hài hòa với cảnh quan khu vực xung quanh, có một hình dáng bên ngòai tự nhiên nhưng không thể mô phỏng.

————————-

  • Nguồn: http://inhabitat.com/infographic-top-ten-most-amazing-buildings-in-the-world-that-havent-been-built/amazing-buildings-infographic/
  • Chuyển ngữ: Bộ môn Lý thuyết và lịch sử kiến trúc.
Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: