Trường nghệ thuật quốc gia Cuba – KTS Ricardo Porro, Vittorio Garatti và Roberto Gottardi

Trường ballet của Vittorio Garatti
Trường ballet của Vittorio Garatti

“Cuba sẽ được xem như có học viện nghệ thuật đẹp nhẩt thế giới” Fidel Castro (1961)

Trường nghệ thuật Quốc gia Cuba, xuất phát từ ý tưởng của Fidel Castro và Che Guevara năm 1961, có lẽ được xem như thành tựu kiến trúc lớn nhất của cuộc cách mạng Cuban. Thiết kế sáng tạo của nhà trường, với mục đích truyền bá các kỹ năng văn hóa cho quốc gia, chứa đựng những viễn kiến không tưởng, triệt để của cuộc cách mạng (Cuba). Thật không may, lý tưởng nhiệt tình vì tổ quốc chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và ngôi trường nhanh chóng bị bỏ rơi ra khỏi sự quan tâm; ngôi trường bị bỏ hoang, thậm chí trước khi nó được hòan thành. Hôm nay, sau gần bốn thập kỷ quên lãng, các kiến ​​trúc sư đã quay lại và cố gắng mang ngôi trường bị bỏ hoang trở lại với vinh quang như dự tính ban đầu.

Continue reading “Trường nghệ thuật quốc gia Cuba – KTS Ricardo Porro, Vittorio Garatti và Roberto Gottardi”

Advertisement

Khu dân cư Ramot Polin – KTS Zvi Hecker

polin-12Khu dân cư Ramot Polin là một dự án nhà ở của kiến trúc sư người Israeli gốc Balan Zvi Hecker, được chính phủ Israel thuê thiết kế sau kết quả huy hoàng của cuộc chiến 6 ngày. Dự án này, trông giống như tổ ong, là một thử nghiệm kiến trúc mang tính tiên phong về mặt hình thái cũng như về xây dựng. Kể từ khi được xây dựng vào cuối những năm 70, kết cấu công trình đã được thay đổi nhiều bởi người sử dụng, gây nên một cuộc tranh luận về tính biểu hiện của kiến trúc cho việc tính toán đến những nhu cầu đích thực của con người.

Continue reading “Khu dân cư Ramot Polin – KTS Zvi Hecker”

Trung tâm truyền thông và tòa soạn báo Shizuoka – KTS Kenzo Tange

1

 “Kiến trúc sư hôm nay đang có xu hướng hạ thấp chính họ, tự xem mình không gì hơn là một người dân bình thường không có quyền năng để cải tạo tương lại” Kenzo Tange

Nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Kiến trúc sư Kenzo Tange, chuyên mục Công trình kinh kiển của trang Archdaily giới thiệu một trong số những công trình biểu tượng nhất của kiến trúc sư bậc thầy Nhật bản : Trung tâm truyền thống và tòa sọan báo Shizuoka. Được xây dựng vào năm 1967, công trình này là không gian đầu tiên hiện thực hóa ý tưởng về Chuyển hóa luận của một cấu trúc có khả năng phát triển lấy cảm hứng từ sinh học, được phát triển vào giai đọan cuối của những thập kỉ 1950. Trung tâm truyền thống và tòa sọan báo Shizuoka có ý nghĩa hơn rất nhiều so với kích thước tương nhỏ mà của công trình đưa ra, bao hàm trọn vẹn ý tưởng của trật tự Chuyển hóa luận mới trong kiến trúc và quy họach đô thi phổ biến ở Nhật bản sau chiến tranh thế giới thứ 2.

Continue reading “Trung tâm truyền thông và tòa soạn báo Shizuoka – KTS Kenzo Tange”

Nhà nguyện Saint Benedict – KTS Peter Zumthor

52153a6ee8e44e4ee3000058_ad-classics-saint-benedict-chapel-peter-zumthor_untitled_6813530352_oNhà nguyện Saint Benedict, nằm tại làng Sumvitg, Graubünden, được thiết kế bởi kiến trúc sư nhận giải thưởng Pritzker Peter Zumthor năm 1988. Dáng vẻ bên ngoài khiêm tốn, tỉ lệ thân thiện với con người của nhà nguyện kết hợp bởi vẻ đẹp và sự đơn giản trong kiến trúc của Zumthor, trong khi nội thất bên trong phô bày sự tinh xảo lành nghề tuyệt vời của kiến trúc sư.

Continue reading “Nhà nguyện Saint Benedict – KTS Peter Zumthor”

Phỏng vấn KTS Richard Meier

???????????????????????????????????????

Tháng 10 này kiến trúc sư Richard Meier sẽ kỷ niệm 50 năm ngày ông lập văn phòng kiến trúc ở New York. Trải qua thời gian, Meier đã chứng kiến những sự thay đổi quan trọng trong việc hành nghề kiến trúc, bao gồm sự nghiệp của cả chính ông. Sự nghiệp của ông trở nên tòan cầu, Richard Meier & Partnership hiện nay đã có những dự án quan trọng, có thể nêu tên, mọc lên tại Đài loan, Brazil, Israsel, và Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau năm thập kỉ trôi qua, phong cách kiến trúc đã thay đổi rất nhiều, đổi chiều từ Chủ nghĩa Hiện đại (Modernism) sang Hậu hiện đại (Postmodernism), Biểu hiện mới (Neo-Expressionism), thậm chí cả Hiện đại mới (Neo-Modernism). Nhưng Meier không hề chệch hướng. Ông thực sự là một kẻ cứng đầu  của chủ nghĩa Hiện đại kể từ khi mở văn phòng một mình tại căn hộ của ông năm 1963. Hiện nay, chủ nhân của giải thưởng Prizker kiến trúc duy trì một văn phòng 60 nhân viên tại Manhattan, cộng thêm một văn phòng 40 nhân viên tại Los Angeles dưới sự điều hành của một cộng sự Michael Palladino. Meier thực sự vẫn thực sự đang sáng tạo nên KIẾN TRÚC với chữ viết hoa. Tạp chí Architectural Record gần đây đã phỏng vấn ông về những giải pháp ấn tượng của ông.

Continue reading “Phỏng vấn KTS Richard Meier”