Tháng 10 này kiến trúc sư Richard Meier sẽ kỷ niệm 50 năm ngày ông lập văn phòng kiến trúc ở New York. Trải qua thời gian, Meier đã chứng kiến những sự thay đổi quan trọng trong việc hành nghề kiến trúc, bao gồm sự nghiệp của cả chính ông. Sự nghiệp của ông trở nên tòan cầu, Richard Meier & Partnership hiện nay đã có những dự án quan trọng, có thể nêu tên, mọc lên tại Đài loan, Brazil, Israsel, và Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau năm thập kỉ trôi qua, phong cách kiến trúc đã thay đổi rất nhiều, đổi chiều từ Chủ nghĩa Hiện đại (Modernism) sang Hậu hiện đại (Postmodernism), Biểu hiện mới (Neo-Expressionism), thậm chí cả Hiện đại mới (Neo-Modernism). Nhưng Meier không hề chệch hướng. Ông thực sự là một kẻ cứng đầu của chủ nghĩa Hiện đại kể từ khi mở văn phòng một mình tại căn hộ của ông năm 1963. Hiện nay, chủ nhân của giải thưởng Prizker kiến trúc duy trì một văn phòng 60 nhân viên tại Manhattan, cộng thêm một văn phòng 40 nhân viên tại Los Angeles dưới sự điều hành của một cộng sự Michael Palladino. Meier thực sự vẫn thực sự đang sáng tạo nên KIẾN TRÚC với chữ viết hoa. Tạp chí Architectural Record gần đây đã phỏng vấn ông về những giải pháp ấn tượng của ông.

Ông đã gắn chặt với ngôn ngữ của chủ nghĩa Hiện đại, không giống như một vài đồng nghiệp của ông.
Chưa bao giờ có chuyện tôi làm điều gì khác đi. Chủ nghĩa Hiện đại vừa vặn với thời đại của chúng ta; kiến trúc là sự tạo lập nên không gian. Chúng ta không tạo nên các không gian Baroque hay Phục hưng, mà là những không gian hiện đại với đường thẳng, mặt phẳng hai chiều, những hình thù trừu tượng (abstracted form) và với những diện mờ đục và trong suốt.
Ông thực sự kiên định với sự ưa chuộng màu trắng, bên trong và bên ngòai. Tại sao vậy ?
Cách mà màu trắng phản xạ và khúc xạ lại ánh sáng làm cho màu sắc xung quanh chúng ta trở nên sinh động hơn. Điều này giúp chúng ta đánh giá tốt những tông màu và sắc độ màu trong tự nhiên.
Sự tương đồng của ông với phong cách kiến trúc của Le Corbusier đã được biết đến từ lâu. Hiện nay đang có cuộc triển lãm đầu tiên hồi tưởng lại về Le Corbusier trên đất Mỹ tại Bảo tàng nghệ thuật hiện đại New York. Liệu điều này có giúp gì cho di sản của ông ta không ??
Cuộc triển lãm này nên mở cửa cho những thế hệ trẻ được chứng kiến những tác phẩm của Le Corbusier. Không thể nghi ngờ gì rằng cách mà ông ấy điều khiển ánh sáng và không gian đã luôn trở nên quan trọng đối với tôi.

Ông đã nói rằng kiến trúc thực sự là một ngành kinh doanh tồi tệ. Những thực sự ông vẫn làm tốt. Và ông vẫn luôn luôn có những ý tưởng rất cao về kiến trúc.
Đúng vậy, nếu bạn muốn làm kinh doanh, kiến trúc chắc chắn không nên là lựa chọn đầu tiên. Bạn phải thực sự muốn làm kiến trúc. Nhưng chúng tôi phải có một quản lý tại mỗi văn phòng để duy trì cho khía cạnh kinh doanh. Bên cạnh đó, tôi có ba cộng sự tại New York, và Michael Pallidino tại văn phòng ở L.A

Ông đã mở rộng hãng thiết kế của mình một cách ngọan mục từ năm 1963. Làm như thế nào mà ông vẫn có thể muôi giữ sự sáng tạo ?
Tôi vẫn vẽ tay những bản vẽ ý tưởng trước khi làm bất cứ điều gì. Chúng tôi sử dụng rất nhiều giấy can trước khi đi đến máy tính. Một khi đã lên máy tính, tôi thường đi xung quanh và hỏi “Cái gì đây?” Bạn phải tách bạch rõ ràng hình ảnh từ thực tế. Chúng tôi mất rất nhiều thời gian với ý tưởng. Và chúng tôi làm hàng tấn mô hình với đủ lọai kích thước. Máy tính chắc chắn không phải là sự thay thế cho các mô hình. Đó chỉ là một hình ảnh đơn nhất trên màn hình.
Giá sử rằng những gì ông đã biết những gì đang diễn ra hiện nay, liệu ông có thay đổi điều gì trong quan điểm của mình không.
Bạn rút được kinh nghiệm rằng có những thứ không đáng làm. Hầu hết các kiến trúc sư nghĩ rằng, bất kể như thế nào, họ có thể làm được điều gì đó từ bất kỳ hợp đồng nào. Ví dụ tôi không làm nhà tù hoặc bệnh viện hoặc các công việc bảo tồn. Tôi phải biết chắc chắn, đến nay, tôi là ai. Đến nay, ít nhất khách hàng tỉnh táo hơn khi đến với chúng tôi. Họ không chờ đón điều mà chúng tôi không thể làm được.
————————
- Tác giả: Suzanne Stephens.
- Tạp chí Architectural Record, tháng 9, năm 2013, trang 28.
- Bản gốc và đầy đủ có thể xem tại đây
- Chuyển ngữ: Bộ môn Lý thuyết và lịch sử kiến trúc