
Căn nhà Dymaxion là một dự án nhà ở được kiến trúc sư và triết gia thực dụng R. Buckminister Fuller sáng chế. Thuật ngữ Dymaxion được kết hợp bởi các từ dynamic (năng động), maximum (tối đa) và tension (lực căng) được chính Fuller nghĩ ra.
Vào năm 1920, Fuller mong muốn xây dựng một dạng cư trú độc lập bền vững cho một gia đình, cỗ máy để ở trong tương lai. Mặt dù không bao giờ được hiện thực hóa, thiết kế Dymaxion thể hiện một tư tưởng tiên phong và sự sáng tạo có ảnh hưởng xuống sản xuất tiền chế và sự bền vững (trong kiến trúc). Không chỉ bản thân công trình là một ví dụ mẫu mực cho khái niệm tự cung cấp, mà nó còn có thể sản xuất số lượng lớn, đóng gói phẳng (flat-packaged: một tiêu chuẩn đóng gói của quân đội Mỹ) và được vận chuyển trên toàn thế giới.


Căn nhà hình lục giác 100m2 là một cấu trúc có thể chịu được bão, động đất, được chống đỡ bằng một cột trung tâm, từ đây các sợi cáp có thể căn, cho phép tường ngoài trở nên không chịu lực. Bằng việc kết hơp tất cả các tiện ích cần thiết bào hệ thống cột trung tâm, cho phép toàn bộ phần còn lại của hệ thống không gian nội thất giữ nguyên theo từng modul, Fuller đã tạo nên một mặt bằng linh động cho phép người sử dụng chuyển đổi không gian theo nhu cầu của họ. Thiết kế cũng đưa ra các turbine gió trên mái và một hệ thống mở rộng của các bể ngầm để thu hồi và tái chế nước thải. Đối với các phòng tắm, Fuller đã được nhận bằng sáng chế cho Dymaxion Bathroom, một phòng tắm chỉ cần một cốc nước nóng (ND: làm sạch cơ thể bằng Fog-gun; súng sương mù) và một toilet không cần dùng nước (chi tiết về thiết kế của Fuller có thể xem tại đây)

Toàn bộ căn nhà được xây dựng bằng nhôm do sức bền tuyệt vời của loại vật liệu này, trọng lượng nhẹ với yêu cầu bảo dưỡng ở mức tối thiểu, như Fuller đã giải thích:
“Điều này là nguyên tắc Dymaxion cho phép làm càng nhiều việc hơn với càng ít thời gian, khối lượng và nhu cầu năng lượng hơn so với mỗi một cấp độ đưa ra của thực hiện công năng. Với một tỷ lệ tái chế trung bình cho tất cả các kim loại trong vòng 22 năm, và với những cải tiến thiết kế so sánh về hiệu suất trên mỗi đơn vị khối lượng, sự thiết kế tối ưu hóa (ephemeralization) có nghĩa là ngày càng nhiều người đang được phục vụ theo các tiêu chuẩn cao hơn bao giờ hết so với các cùng với các loại vật liệu cũ (của thiết kế thông thường)
Dự án Dymaxion bị Fuller bỏ quên đến năm 1944 khi việc thiếu hụt nhà ở giai đoạn hậu chiến khiến Fuller phải xem lại ý tưởng của ông về sản suất hàng loạt các đơn vị nhà ở. Để triển khai một căn nhà trên thực tế, Fuller ngay lập tức kí hợp đồng với Beech Aircraft Industries, cơ sở nắm giữ một số lượng lớn khối lượng nhôm dư thừa do hậu quả của chiến tranh thế giới lần 2. Vào năm 1946, Fuller hoàn chỉnh 2 mẫu thiết kế : mẫu Barwise và mẫu Danbury, mặc dù cả không mẫu nào được lắp ráp cũng như sản xuất hàng loạt, chủ yếu do Fuller không muốn thỏa hiệp.

Năm 1948, William Graham, một nhà sáng chế cũ của dự án này, mua và kết hợp của 2 nguyên mẫu thiết kế, tạo ra ngôi nhà Wichita (Wichita house), truyền tải được ý tưởng tốt nhất của mẫu Dymaxion nguyên gốc: hình lục giác được chuyển thành hình tròn mềm mại, và căn nhà được nâng cao chỉ một vài inch trên mặt đất, hơn là được treo toàn phần như nguyên mẫu Dymaxion đề xuất. Bên cạnh phòng tắm đã được cấp bằng sáng chế của Dymaxion, không có một thành phần nào của ngôi nhà Dymaxion nguyên gốc được sử dụng trong căn nhà Wichita.


Có lẽ do bị bỏ quên quá sớm, dự án Dymaxion đã có thể trở thành một thành công vang dội nếu nó có thể đưa ra những tiềm năng, cung cấp giải pháp cho việc thiếu hụt nhà ở thời hậu chiến nhờ vào việc kết hợp vật liệu mới, kết hợp những kỹ thuật bền vững và việc dễ dàng lắp ráp và sản xuất hàng loại, Vào tháng 4 năm 1946, tạp chí Fortune đã đề xuất “các cỗ máy để ở dường như để tạo ra những thành quả xã hội vĩ đại hơn sự ra đời của ô tô”. Không may, Dymaxion không có được cơ hội đó. Tuy nhiên, các nguyên tắc của Bukminster Fuller về sự bền vững và triết lí thực dụng “Ít hơn với nhiều hơn” tiếp tục có những ảnh hưởng to lớn trong lĩnh vực thiết kế bền vững ngày nay.
Kiến trúc sư: Buckminster Fuller
Diện tích: 100.0 m2
Năm: 1920
[1] R. Buckminster fuller: Synergetics, Explorations in the Geometry of Thinking
——————-
- Tác giả Gili Merin
- Tạp chí Archdaily
- Nguồn và các khác ảnh ở đây
- Chuyển ngữ: Bộ môn Lý thuyết và lịch sử kiến trúc