Trạm cứu hỏa Vitra – KTS Zaha Hadid

1298136323-img-0932

Sau khi bị tàn phá trong một vụ cháy năm 1981 làm tê liệt khuôn viên thiết kế Vitra  ở Weil am Rhein, Đức, viện bảo tàng Vitra bắt đầu nhiệm vụ mở rộng để tái thiết lại khuôn viên trường cũng như họach định lại lại tổng mặt bằng, do KTS Nicholas Grimshaw thiết kế. Gần một thập kỷ sau trận hỏa họan tàn phá vào năm 1981, Viện bảo tàng đã tìm kiếm một kiến ​​trúc sư để xây dựng một trạm cứu hỏa cho khuôn viên Vitra để ngăn chặn sự cố tương tự diễn ra trong tương lai và KTS Zaha Hadid đã được chọn. Hòan thành vào năm 1993, trạm cứu hỏa Vitra là dự án được thực hiện đầu tiên của Hadid của sự nghiệp của mình, mà sau này đã thúc đẩy tên tuổi và phong cách của bà đến với người hâm mộ quốc tế.

1298136321-img-0914

Trạm cứu hỏa Vitra là chính là nơi trưng bày của Hadid thông qua nhấn sâu vào ngôn ngữ lý thuyết Giải tỏa kết cấu điều mà bà đã phát triển thông qua những bức tranh của mình như ý tưởng trung gian cho việc tìm kiếm mối quan hệ không gian và hình thức. Trạm cứu hỏa Vitra là một tổng hợp của triết học và kiến ​​trúc, bắc cầu giữa khuôn viên thiết kế của Vitra với bối cảnh xung quanh.

1298158854-vitra-painting2

Như một phần của quá trình thiết kế ban đầu, Hadid và cộng sư Patrik Schumacher bắt đầu kết nối các tòa nhà hiện có trong khuôn viên trường với khung cảnh nông nghiệp xung quanh. Con đường dài nơi sẽ đặt trạm cứu hỏa được dự kiến như một khung cảnh tuyến tính, như thể đây là một phần mở rộng nhân tạo của cánh đồng và vườn nho lân cận. Trạm cứu hỏa như mối liên kết, cái sẽ xác định ranh giới với cảnh quan xung quanh và cũng như (khung cảnh) nhân tạo của khuôn viên. Bằng cách tạo ra một lối đi nhỏ tới công trình, công trình được coi là một phần mở rộng , hoặc nhô ra của khung cảnh, chạy một cách trừu tượng quanh tòa nhà.

1298136326-img-0944

Trạm cứu hỏa là tổ hợp của những mặt phẳng bê tông, được vặn, bẻ và gẫy tùy theo những những động lực năng động mang tính ý tưởng, những lực mà kết nối giữa cảnh quan và kiến trúc. Tòa nhà được xem như đóng băng trong chuyển động, nhấn mạnh xuống chủ nghĩa năng động của các lực, được sử dụng để tạo ra các thẩm mỹ mang tính hình thức, được treo trong một trạng thái căng, tạo ra một cảm giác của sự bấp bênh không ổn định.  Các mảnh vỡ bê tộng và mặt phẳng trượt cái nọ lên cái kia tạo ra một mặt cắt hẹp nằm ngang. Cảm giác của sự khôn ổn định được nhấn mạnh bằng các mặt phẳng ngang trượt lên nhau, trong khi các mặt phẳng khác phóng bay ra trên khu vực để xe. Luôn luôn trong một trạng thái bất định liên tục, các mặt phẳng bê tông thể hiện một đặc tính nặng nề, mờ đục, làm hạn chế tầm nhìn vào trong công trình, trừ khi nơi các bức tường bắt đầu tách ra từ tòa nhà.

1298136328-img-0953

Nội thất của trạm cứu hỏa cũng phức tạp về hình thức và không gian giống như ngọai thất thất của công trình. Một serie các lớp tường được bẻ, nghiêng, và gãy để phù hợp với công năng được xen kẹp giữa các bức tường. Tầng 2 có một chút mất thăng bằng với sang tầng 1, tạo ra một cảm giác của sự mất ổn định về không gian bên trong. Giống như các mặt phẳng trượt cái nọ lên cái kia và bắt đầu điều chỉnh theo công năng, khách thăm quan được chiêm ngưỡng các ảo giác quang học được tạo ra bằng các góc độ và thoáng qua về màu sắc được bắt đầu tạo ra bên trong

1298136331-img-0998

Bên trong và ngoài trạm cứu hỏa Vitra là một serie về sắp đặt không gian phức tạp mà gợi lên một cảm giác không thực về sự bất ổn trong khi vẫn giữ lại một số dáng vẻ của sự ổn định và cấu trúc. Tuy nhiên, tất cả đều chỉ là những đường thẳng đơn giản, sạch sẽ được hội tu với nhau để tạo ra những bố cục phức tạp xuyên suốt trạm cứu hỏa.

1298136332-img-1064

Hiện nay, trạm cứu hỏa Vitra đã được chuyển đổi thành một viện bảo tang trưng bày các thiết kế ghế sau khi hệ thống cứu hóa của khu vực được sắp xếp lại.

  • Kiến trúc sư : Zaha Hadid
  • Vị trí  : Weil am Rhein, Đức
  • Năm xây dựng: 1991-1993

———————-

  • Tác giả:  Andrew Kroll
  • Tạp chí Archdaily, ngày 19 tháng 2 năm 2011.
  • Chuyển ngữ: Bộ môn Lý thuyết và lịch sử kiến trúc.
  • Bài và ảnh gốc tại đây
Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: