Khi bạn là người đầu tiên vào phòng họp, bạn có nghĩ rằng nó trống rỗng hoặc đầy chặt không? Nếu bạn lớn lên ở phương Tây, chức năng của phòng họp là nơi để mọi người gặp nhau. Do đó, nếu không có người nào trong phòng đó, thì lẽ tất nhiên phòng đó phải trống. Là nhà triết học Henk Oosterling nhận xét, ở phương Tây, “một căn phòng trống rỗng cho đến khi có người bước vào.”
Tuy nhiên, ở phương Đông, không gian được nhìn nhận một chút khác biệt. Ở Nhật Bản, không gian mang ý nghĩa trước khi có bất kỳ hoạt động nào xảy ra ở bên trong của nó. Ví dụ, như một không gian trong văn hóa Nhật Bản được hiểu theo cách nó định hình các mối quan hệ, cùng một phòng họp ở Tokyo sẽ thể hiện với đầy đủ các biểu tượng và các chỉ dẫn về cách mà những giao tiếp có thể và sẽ xảy ra. Bằng cách này, một căn phòng luôn chứa đầy những cấu trúc vô hình, bất kể người sử dụng của nó như thế nào.
Thay vì giới hạn không gian như một mối quan hệ giữa những vật thể và những bức tường, khái niệm về không gian của Nhật bản là về những mối quan hệ giữa con người. Bằng cách thay đổi cách nhìn này, chúng ta có thể khám phá một cách tư duy thú về về những không gian mà chúng ta tạo dựng và sử dụng hàng ngày – và những mối quan hệ mà chúng tạo ra.
Các khái niệm không gian của Nhật Bản
Các nhà thiết kế và kiến trúc sư phương Tây từ lâu đã biết đến sự hấp dẫn quyến rũ của khái niệm không gian của người Nhật, nhưng cũng còn rất nhiều người trong chúng ta có thể học hỏi về những khác biệt văn hóa và cách mà họ tiếp cận không gian vừa như một khái niệm vừa như một sự thực hành. Mitsuru Kodama, một giáo sư ở đại học Nihon lập luận rằng khái niệm không gian của Nhật Bản hình thành từ hai nền tảng truyền thống : Thần đạo (một tôn giáo truyền thống bản địa ở Nhật Bản) và Phật giáo (du nhập từ lục địa châu Á).
Từ Thần đạo đem lại những giá trị cao được đặt trên sự hài hòa trong các mối quan hệ và một sự tập trung vào các kết nối – bằng lời cũng như không lời – cái mà buộc chặt con người lại với nhau. Từ Phật giáo dẫn đến những ý tưởng về không tính và sự vị tha. Các khái niệm “đòi hỏi không ràng buộc với ý tưởng hay hành động cố định nào” Kodama nói. Thậm chí với những từ chỉ người trong ngôn ngữ Nhật, ningen, phản ánh những sự khác biệt trong cách hiểu về những tương tác và những định danh. Phần thứ nhất (nin) thể hiện tồn tại của con người, và phần thứ hai (gen) nói về không gian, hoặc ở trong giữa cái gì. Sự hiểu biết của một người không phải là khác biệt và cô lập, mà đúng ra được tạo ra từ những sự kết nối và mối quan hệ mà mọi người hình thành khi họ tương tác với người khác.
Tương tự như vậy, các không gian của người Nhật có khuynh hướng tập trung các các sự tương tác có tính cấu trúc, có sự dự phòng, và các mối quan hệ đối với những người khác và đối với xã hội. Ví dụ, ở các trà phòng truyền thống có cửa hẹp và thấp. Điều này buộc các vị khách phải cúi đầu và, theo lịch sử, các vị samurai phải bỏ kiếm của họ ở bên ngoài. Cánh cửa phục vụ mục đích nhắc ở những người đi vào về mối quan hệ của họ đối với chủ nhà (họ phải cúi đầu) và đối với một văn hóa rộng lớn hơn (nơi và các vũ khí không phù hợp). Theo cách này, họ xây dựng những không gian như những sự phát triển của văn hóa và giá trị, hơn là những nơi mà các sự kiện văn hóa diễn ra.
Bốn dạng không gian của Nhật Bản.
Người Nhật Bản có ít nhất bốn từ khác nhau để nói về “không gian”, hầu hết trong số chúng hoàn toàn khác biệt so với từ tiếng Anh tương tự. Thay vì là sự tồn tại của môi trường xây dựng, những từ Nhật bản về không gian tập trung vào những mối quan hệ và những sự tương tác giữa con người. Trong bốn khái niệm phản ánh về một khía cạnh của không gian, mỗi khái niệm nhìn nhận các mối quan hệ con người từ một góc độ khác biệt, mỗi khái niệm tiềm tàng tính hữu dụng trong việc xem xét những loại không gian mà tất cả chúng ta cùng tạo ra và sử dụng.
Không gian mang tính liên hệ (wa)
“Chúng tôi ngồi đối mặt nhau trong một căn phòng nhỏ, điều này làm wa trở nên cực kỳ căng thẳng và đối đầu”
Wa thường được dịch là hài hòa, tuy nhiên điều này là 100% không chính xác. Wa là một sự chú ý về mối liên hệ giữa cá nhân với cá nhân và thường được miêu tả trong khái niệm của không khí chuyển động. Mỗi không gian có một chất lượng nhất định cái mà ảnh hưởng tới những kiểu loại của các mối quan hệ hình thành ở trong đó, và wa nhìn nhận cách mà những mối quan hệ này bị ảnh hưởng bởi không gian mà chúng tồn tại trong đó.
Ví dụ, các khách du lịch tới Nhật Bản, những người mà để ý tới sự chặt chẽ và bản chất tôn trọng tính chuyên nghiệp của đất nước này thường kinh ngạc về làm sao mà cuộc sống về đêm lại sống động và hấp dẫn đến thế. Những ngày dài ở văn phòng thường kế tiếp bằng một đêm dài vui chơi, nhậu nhẹt và nói chuyện. Một lí do mà các đồng nghiệp thường ra ngoài cùng nhau là để duy trì wa và củng cố mối quan hệ của họ.
Nơi làm việc được thiết kế cho một dạng đặc biệt của các mối quan hệ các nhân, và làm việc cùng nhau tạo ra căng thẳng và sự va chạm, đó là những điều cần phải nói ra. Trong hầu hết các xã hội, văn phòng được xem như một môi trường không phù hợp để làm điều đó. Thay vào đó, một izakaya, một dạng quán bar Nhật bản cho phép các môi mối quan hệ khác nhau đến đó để phát triển. Đồ uống có cồn, các phòng riêng và bán-công cộng và các bàn thân mật được sắp xếp cho phép các quan điểm được bày tỏ, điều mà dường như không thể cho nghĩ tới trong môi trường văn phòng. Nhân viên có thể mắng mỏ cấp trên và những cử chỉ không phù hợp có thể nổi lên và hiện ra.
Chúng ta kêu gọi tất cả nên ý thức hơn về những không gian trong đó chúng ta lựa chọn để thể hiện những công việc khác nhau hoặc có những cuộc thảo luận khác nhau. Những nơi này có một ảnh hưởng tới kiểu loại của những mối quan hệ mà chúng ta hình thành. Nếu chúng ta muốn ai đó chia sẻ về tình cảm của họ như thế nào, những không gian nào có vẻ thích hợp hơn để hỗ trợ điều này. Một quán cafe ầm ĩ có phải là một nơi thích hợp để đề xuất một chủ đề nhạy cảm? Một bữa tối với ánh nến ở một nhà hàng lãng mạn thì sao?
Không gian chuyển động kiến thức (ba)
“Có tất cả các phòng ban khác nhau làm việc cùng nhau trong cùng một dự án có nghĩa mọi thứ sẽ chuyển động chậm chạp, nhưng ba thì rất tuyệt vào và mặt khác, chẳng phải là bước đột phá sẽ có khả năng diễn ra hay sao”
Ba nói về sự sắp xếp của những yếu tố để tạo ra những mối liên hệ mà dường như sẽ tạo ra những kiến thức hoặc trải nghiệm mới. Trong khi wa tập trung và các mối quan hệ, ba quan tâm đến lượng kiến trúc được hình thành và chia sẻ như thế nào. Nếu wa về khía cạnh xã hội và sự hài hòa giữa những cá nhân, còn ba thì đảm bảo rằng tri thức và trải nghiệm của mọi người có thể đặt vào đúng chỗ cho những mục đích tốt đẹp.
Ý tưởng về không gian văn phòng mở là một sự phản ánh của ba như một nguyên tắc thiết kế. Các văn phòng Nhật bản thường rất mở với nhiều nhân viên chia sẻ một cái bàn lớn và không gian làm việc. Sự sắp xếp này cho phép nhanh chóng chia sẻ thông tin, thỉnh thoảng rất ngẫu nhiên. Người Nhật bản cũng ưu tiên cho những nhóm làm việc liên ngành, bởi vì họ tin rằng sự tập trung của nhiều cách nhìn thế giới khác nhau sẽ dẫn đến sự đột phá. Nó cũng thường thiếu sự hiệu quả khi cùng mang đến những chuyên ngành khác nhau, nhưng ba yêu cầu không gian chia sẻ cho những mối quan hệ và trải nghiệm khác biệt để tiến về phía trước.
Để dành trọn cuộc sống của mình với ba, chúng ta có thể theo dõi những tài khoản trên mạng xã hội mà ngoài những trải nghiệm hoặc sở thích của chúng ta, tham dự những sự kiện hoặc hội thảo nằm bên ngoài chuyên môn của chúng ta, gặp gỡ và tương tác với những người mà chúng ta có thể không thường xuyên gặp. Ba yêu cầu chúng ta nên cởi mở với sự ngắt quãng và sự sao nhãng khi mong ước của chúng ta là đóng và tập trung. Nền tảng của điều này cho rằng cái mà chúng ta biết chỉ có giá trị nếu nó được cọ sát đối lại với những cái mà mọi người biết.
Vị trí (tokoro)
“Mặc dù họ đều yêu thích cắm trại, nhưng mất đến ba chuyến bay để đến đó thì dường như là sai tokoro cho tuần trăng mật”
Tokoro được dùng để miêu tả vị trí hoặc địa điểm của điều gì đó, nhưng nó cũng còn được dùng để miêu tả trạng thái của sự tồn tại. Ở Nhật bản, ý tưởng về vị trí thì không thể tách rời khỏi các mối quan hệ về lịch sử, văn hóa, xã hội và những điều khác được bao chứa bên trong nó. Do vậy, khái niệm của tokoro ẩn chứa khái niệm của tính bối cảnh, như vị trí thì có liên hệ một cách không tách biệt với tất cả những hoạt động xung quanh nó.
Nếu wa thiết lập mối quan hệ của bạn bên trong không gian, tokoro xác định hoạt động đó trong một bối cảnh rộng lớn hơn. Tuy nhiên, điều này có một chút khác biệt so với khái niệm của phương Tây về địa điểm. Khái niệm của phương Tây về không gian có một phần bên trong và phần bên ngoài và một ranh giới nằm ở giữa 2 phần. Điều này cho phép dễ dàng hơn khi hình dung về những đồ vật được nằm bên trong những thứ to hơn và lại chứa đựng bên trong nó những thứ nhỏ hơn. Một văn phòng nằm ở thành phố New York, nơi mà thuộc nước Mỹ. Đội bán hàng thuộc văn phòng, và Jule là một thành viên của đội bán hàng.
Các khái niệm về không gian của Nhật bản rất lẫn lộn về các ranh giới, vì vậy là một phần của một nơi chốn có nghĩa là tồn tại trong một mối quan hệ năng động với địa điểm đó. Ở Nhật bản, một tòa nhà không thể nào ở Tokyo mà không có bản thể của Tokyo bên trong công trình.
Không gian âm (ma)
“Ma của sự kiện này thật kinh khủng! Không có thời gian để suy nghĩ hoặc thở giữa những bài trình bài, giao tiếp kết nối và những bữa ăn”
Ma thường được dịch như không gian âm. Tuy nhiên, ma thì tốt hơn nên được hiểu như một vùng tự do mà cho phép những thứ khác biệt cùng tồn tại. Khi chúng ta trao đổi về điều gì đó, chúng ta thích giả định rằng người đối diện sẽ nhận thông điệp của chúng ta và hiểu theo cách mà chúng ta đã dự tính. Tuy nhiên điều này thường không đúng. Nếu tối nói “tôi đói”, bạn có thể diễn giải điều này như thông tin, như một mệnh lệnh để cho tôi ăn, như một trách nhiệm cho những năng lực của bạn như một người chủ, hoặc điều gì đó khác nữa.
Khái niệm của người Nhật về ma thường là chúng ta cần tạo ra những sự ngắt quãng hoặc thiếu hụt mà cho phép những sự khác biệt được hòa giải với nhau. Thiết kế cho ma là tạo ra những khoảnh khắc cho sự lưu tâm hoặc sự tĩnh lặng,
Ví dụ, ở Nhật bản, các ngôi đền thường được xây dựng ở cuối của một đoạn đường dài lên đồi, đoạn đường đi bộ dài dòng và mệt mỏi chuẩn bị cho tâm trí khi bước chân và ngôi đền và bỏ lại phía sau những sự phân tâm và lo lắng. Những thành phố bị chia tách bởi các công viên nhỏ mà dường như xuất hiện bất ngờ và những đường mòn quanh co mời gọi những suy tưởng tĩnh lặng. Thậm chí các cuộc nói chuyện trong tiếng Nhật được đánh dấu bằng những đoạn ngắt quãng dài điều mà sẽ không thoải mái với những đôi tai phương Tây.
Chú ý về việc tạo ra những không gian mà cho phép sự suy tưởng và sự kết hợp có thể cho phép chúng ta nhìn nhận tốt hơn những xung đột và căng thẳng của đời sống hiện đại. Sự khác biệt trong quan điểm hiếm khi tồn tại hòa bình với nhau, và sự chuyển đổi từ nhà đến chỗ làm rồi lại về nhà thường được đánh dấu bằng những đám đông và những con đường. Có rất nhiều các chúng ta có thể khiến cho phòng có nhiều ma hơn cho cuộc sống của mình. Thiền định là một cách tuyệt vời để thu thập bản thể trong một ngày bận rộn. Đến thư viện có thể chứng tỏ một sự nghỉ ngơi đáng giá hơn từ một thế giới đầy rẫy thương mại. Ở nhà của mình, chúng ta có thể ngăn chặn kỹ thuật ở một vài khu vực. Đâu là những không gian trống trong ngày của chúng ta.?
Nghĩ về không gian theo một cách “Nhật Bản” hơn có thể mở ra những con đường mới để tổ chức cuộc sống của chúng ta và tập trung vào những mối quan hệ có giá trị với mình. Xây dựng các không gian mà có những mối quan hệ sâu (wa), tạo ra kiến thức mới (ba), kết nối thế giới xung quanh chúng ta (tokoto), và cho phép những sự tĩnh lặng và sự hết hợp tổng thể (ma) có thể làm giàu thêm trải nghiệm của mình về thế giới và của những người xung quanh ta.
- Tác giả: Jerrold McGrath
- Nguồn: Quartz