Những bản vẽ dọc đường: Câu chuyện về chuyến du lịch xuyên châu Âu của chàng trai trẻ Le Corbusier

This slideshow requires JavaScript.

Chuyến du hành của Le Corbusier, của Jacob Brillhart, lần đầu tiên tập hợp một bộ sưu tập các bản vẽ phác họa và màu nước của Charles-Edouard Jeanneret – chàng sinh viên trẻ, người mà sau này sẽ trở thành kiến ​​trúc sư hiện đại có tầm ảnh hưởng độc đáo, Le Corbusier. Từ năm 1907 đến năm 1911, cậu đi khắp châu Âu và Địa Trung Hải, mang theo một loạt các dụng cụ vẽ và ghi chép lại tất cả những gì cậu nhìn thấy: những phế tích cổ điển, những chi tiết của nội thất, phong cảnh sống động, những con người và đối tượng cư trú ở đó.

Continue reading “Những bản vẽ dọc đường: Câu chuyện về chuyến du lịch xuyên châu Âu của chàng trai trẻ Le Corbusier”

Advertisement

ĐIỂM BLOCK 1, HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2018-2019

Để tránh sai sót, bộ môn đăng tải điểm của sinh viên lên website đối chiếu, nếu có sai sót, các bạn mang bài, mô hình của mình lên P509.A1 để đối chiếu. (giờ hành chính).

Hết ngày 30/10/2018, bộ môn sẽ gửi điểm lên Phòng đào tạo.

Đồ án Dân dụng 1: 62KD1; 62KD2; 62KD3; 62KD4; 62KD5; 62KDE; 62KDF62QH1, 62KDNT

Chuyên đề Lý thuyết kiến trúc: 59KD1; 59KD259KD3; 59KD459KD5; 59KD6; 59KDF

Cơ sở tạo hình: 62KDNT

Điểm còn đang cập nhật…

CHẤM ĐỒ ÁN TỔNG HỢP KD59

Thời gian: 8h00, thứ Năm, ngày 01/11/2018

Địa điểm và danh sách Hội đồng: Xem bên dưới

Sinh viên in từ 8-10 bản, chuẩn bị bảng, que chỉ để trình chiếu, mang mô hình đi thể hiện (nếu có).

Lưu ý: Tất cả các bản vẽ của ĐATH phải có chữ ký của GVHD, nếu không sẽ không được bảo vệ.

Tiêu chí chấm:

  • Phân tích, đánh giá khu đất: 2 điểm
  • Phân tích ý tưởng kiến trúc: 1 điểm
  • Tổng mặt bằng: 1 điểm
  • Mặt bằng công trình: 2.5 điểm
  • Mặt đứng: 1 điểm
  • Mặt cắt: 0.5 điểm
  • Phối cảnh công trình: 1 điểm
  • Mô hình: 1 điểm

Đây là quy định của bộ môn Lý thuyết và Lịch sử kiến trúc, sinh viên làm Đồ án tổng hợp ở bộ môn nào thì theo quy định của bộ môn đó.

LỊCH HỌC THIẾT KẾ Ý TƯỞNG 61QH

Bộ môn Lý thuyết & Lịch sử Kiến trúc thông báo lịch học Thiết kế ý tưởng 1 dành cho 61QH như sau:

61QH1: Phòng 109.H1 – Giảng viên Ngô Việt Anh: 0985888238

61QH2: Phòng 24.H2 – Giảng viên Trần Giang Nam: 0942236384

Thời gian: từ 8h00 đến 16h30, Chủ Nhật, ngày 28 tháng 10 năm 2018

  • Yêu cầu của môn học: SV thực hiện 1 đồ án thiết kế nhanh trong vòng 1 ngày. Thể hiện màu hoàn toàn bằng tay, chất liệu thể hiện tùy chọn trên 01 tờ giấy A1 chuẩn, có thể làm mô hình đơn giản nhưng không được gắn lên bản vẽ.
  • Các bản vẽ cần có: Tổng mặt bằng (1/100-1/200), Các mặt bằng (1/50-1/100), tối thiểu 01 mặt cắt (1/50), 02 mặt đứng gồm mặt đứng chính diện và mặt bên (1/50-1/100). tối thiểu 01 phối cảnh. Yêu cầu thể hiện sáng tạo nhưng phải đúng quy định kỹ thuật. Không được dùng kỹ thuật vẽ âm bản.
  • Sinh viên cần chuẩn bị: giấy A1, thước kẻ, bảng vẽ, bút kim màu vẽ và các loại dụng cụ vẽ màu (nếu cần thiết).
  • Giảng viên sẽ ký bài và kiểm tra quá trình làm việc của SV trên lớp. Tuyệt đối không được nhờ người khác làm bài hộ hoặc mang bài về nhà làm. Nếu giảng viên phát hiện các trường hợp trên sẽ đình chỉ việc làm đồ án của SV.
  • Sau khi làm bài xong, lớp trưởng nhắc nhở các bạn trong lớp thu dọn sạch sẽ chỗ làm việc, bỏ giấy rác vào nơi quy đinh, không được vảy màu bừa bãi lên bàn ghế, tường và xuống sàn. Giảng viên sẽ kiểm tra, khi lớp hoàn thành xong việc thu don đồ đạc cá nhân và rác do sinh viên trong lớp thải ra trong quá trình làm bài, đồng thời kê dọn ngay ngắn lại bàn ghế như hiện trạng ban đầu thì giảng viên mới thu bài. Nếu lớp nào không hoàn thành việc don dẹp trả lại nguyên trạng phòng học thì sẽ không được thu bài.

LỊCH HỌC VẼ GHI 61KDNT

Bộ môn Lý thuyết và Lịch sử Kiến trúc thông báo lịch học vẽ ghi cho 61KDNT như sau:

  • Thời gian học: 02 tuần (bắt đầu từ 22/10/2018 đến hết ngày  04/11/2018)
  • Thời gian học lý thuyết: 13h00 chiều thứ Tư, ngày 24/10/2018 (yêu cầu sinh viên có mặt đầy đủ, đúng giờ, có điểm danh)
  • Địa điểm: P03.C4.
  • Giảng viên phụ trách: ThS Nguyễn Trường Giang. Đt 0988.858.095

Danh sách phân nhóm

Giấy giới thiệu, giấy cam đoan

 

Lịch sử kiến trúc hiện đại Hà Nội

This slideshow requires JavaScript.

Kiến trúc hiện đại xuất hiện tại Hà Nội từ khoảng 100 năm trước trong quá trình tiếp nhận văn hóa phương Tây của người Việt. Trải qua một thế kỷ biến chuyển từ chế độ thuộc địa đến chủ nghĩa xã hội và nền kinh tế thị trường, Hà Nội đã có được một kho tàng công trình kiến trúc hiện đại hòa trộn giữa những yếu tố bản địa với quốc tế tạo ra nét độc đáo riêng cho không gian đô thị.

Continue reading “Lịch sử kiến trúc hiện đại Hà Nội”

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ ĐỒ ÁN 2 – KD62

Đồ án 2 – KD62.

Thời gian bắt đầu: Tuần 11 (15/10/2018) đến tuần 18 (3/12/2018)

Lịch chấm đồ án sẽ được thông báo trên website, facebook bộ môn.

Nhiệm vụ thiết kế

Khu đất làm đồ án

File CAD

Form Đồ án 2: Khung 1, Khung 2

Chấm tiến độ đợt 2 – ĐATN đợt 1 năm học 2018-2019

Thông báo chấm tiến độ đợt 2 – ĐATN đợt 1 năm học 2018-2019

Thời gian: 14h00, thứ Năm, ngày 18/10/2018
Địa điểm: P509.A1

Nội dung chấm:
– Đăng ký phần kỹ thuật
– Phân tích, đánh giá hiện trạng (2đ)
– Phân tích ý tưởng thiết kế (3đ)
– Tổng mặt bằng công trình (2đ)
– Các mặt bằng công trình (3đ)

Danh sách chấm

FB_IMG_1539607831554

Chi tiết quá mức: Trí tuệ nhân tạo và học máy trong thiết kế kiến trúc.

1806-The-Future-of-Practice-Man-vs-the-Machine-01

Các nhà thiết kế đã sử dụng các công cụ dựa trên máy tính để thiết kế và chế tạo trong suốt một thế hệ. Trong suốt 30 năm vừa qua, chúng ta đã học được rằng máy tính có thể giúp chúng ta vẽ và dựng nên những hình thể phức tạp chưa từng có tiền lệ và chúng ta cũng phát hiện ra rằng, bằng cách sử dụng công nghệ CAD-CAM, chúng ta có thể sản xuất số lượng lớn hàng loạt các biến thể mà không mất thêm chi phí: điều này đã là lịch sử — lịch sử của bước ngoặt kỹ thuật số đầu tiên trong kiến ​​trúc. Ngày nay, tuy nhiên, càng ngày càng có nhiều công cụ tính toán mạnh mẽ hơn để có thể làm được nhiều hơn thế. Máy vi tính, thật kỳ quặc, bây giờ dường như lại có khả năng giải quyết một số vấn đề thiết kế theo cách riêng của nó – đó là những vấn đề mà đôi khi chúng ta lại không thể giải quyết theo bất kỳ cách nào khác.

Continue reading “Chi tiết quá mức: Trí tuệ nhân tạo và học máy trong thiết kế kiến trúc.”