Được tạo ra như một nơi nghỉ ngơi và suy tư, nhà nguyện gỗ của John Pawson ở tây nam nước Đức theo truyền thống lâu đời của vùng. Tác phẩm kiến trúc mộc mạc, tối giản này vươn lên nhẹ nhàng cùng với cảnh quan, những khúc gỗ thô ráp hòa quyện vào bối cảnh xung quanh. Pawson được Quỹ Siegfried và Elfriede Denzel ủy quyền để tạo ra nhà nguyện hiện đại như một phần của dự án Sieben Kapellen (Seven Chapels), nhằm mục đích tạo ra những những không giang riêng cho người đi xe đạp dừng chân.
Là một phần của nhiệm vụ thiết kế, kiến trúc sư người Anh – người đã từng đoạt giải thưởng được giao một số tiêu chí cụ tthể. Tất cả các nhà nguyện cho dự án đều được xây dựng từ gỗ, từ chỗ ngồi , tường bao và hình ảnh cây thập tự đục sâu vào trong bức tường gỗ. Bám sát triết lý thiết kế tối giản của mình , Pawson mong muốn tạo ra một tác phẩm kiến trúc giảm thiểu sự xâm lấn. “ Mọi người sẽ tìm thấy ngối nhà nguyện này tại nơi chuyển giao giữa không gian rừng cây và không gian trống, hơn là đơn thuần coi nó như một tác phẩm kiến trúc thông thường”, ông cho biết. “ Cấu trúc này do đó được đóng khung lại như là một thủ pháp cao nhất của tính tối giản”.
Một chồng gọn gàng gồm 61 khúc gỗ linh sam Douglas tạo nên cấu trúc nhà nguyện. Mỗi thân gỗ được lựa chọn cẩn thận và tài trợ bởi công ty Dinesen của Đan Mạch. Gumpp & Maier sau đó tuân theo triết lý của Pawson bằng cách giữ nguyên những vết cắt trên gỗ và làm nổi bật vật liệu của từng thớ gỗ. Công trình hình hộp chữ nhật được nhấn mạnh bởi một lối vào nhỏ và một cửa sổ duy nhất đặt thấp, nhìn ra ngọn tháp nhà thờ ở ngôi làng Unterliezheim gần đó. Một băng ghế dài chạy dài theo chiều dài của nhà nguyện, là nơi để du khách nghỉ chân. Để kết hợp một cây thánh giá, Pawson đã cắt một lát đơn giản vào các khúc gỗ, cho phép ánh sáng rọi qua khe hẹp một hình ảnh thân thuộc gợi lại Nhà thờ Ánh sáng của Tadao Ando.
Việc sử dụng gỗ trong xây dựng không chỉ giữ cho nhà nguyện phù hợp với môi trường xung quanh, mà còn mang lại sự ấm áp và cảm giác ấm cúng bên trong công trình. Ánh sáng được đi qua khe hẹp phía trên tường nhà chếu sáng tấm trần gỗ phản xạ mềm mại xuống không gian bên dưới để đảm bảo rằng, tất cả sự chú ý được dành cho hình ảnh cây thập tự và ô cửa sổ nhỏ. Bằng cách này, Pawson khéo léo sử dụng kiến trúc tạo nên những trải niệm đầy cảm xúc cho mội người khi dừng chân trong ngôi nhà nhà nguyện.
- Nguồn: https://mymodernmet.com/john-pawson-wood-chapel/
- Tác giả: Jessica Stewart
- Người dịch: KTS. Nguyễn Trường Giang