Tòa thị chính Säynätsalo – KTS Alvar Aalto

This slideshow requires JavaScript.

Nằm trong trung tâm của một thị trấn nông nghiệp nhỏ ở Phần Lan, tòa thị chính Säynätsalo dường như có dáng vẻ quá hoành tráng với bối cảnh xung quanh của nó. Được thiết kế bởi Alvar Aalto vào năm 1949, tòa thị chính là một nghiên cứu về các mặt đối lập: các yếu tố của chủ nghĩa kinh điển và sự hoành tráng pha trộn với tính hiện đại và sự gần gũi để tạo thành một trung tâm mới liên kết chặt chẽ dành cho cộng đồng. Điều này và một số khía cạnh khác của thiết kế đã lúc đầu bộc lộc vài điều gây chia rẽ, và Tòa thị chính không phải là không có tranh cãi kể từ khi nó ra đời.

15793979165_58c2be7235_o
Công trình nhìn từ bên ngoài với nhiều mảng khối đặc

Thị trấn Säynätsalo, nằm trên một hòn đảo nhỏ ở Hồ Päijänne ở trung tâm của Phần Lan, được hình thành đầu tiên vào năm 1945. Một vài năm sau đó, cộng đồng này đã tổ chức một cuộc thi kiến trúc để tìm một thiết kế cho tòa thị chính để hoàn thiện khu vực đô thị mới của họ, khu vực mà là nơi cư trú của khoảng 3000 người. Tổ hợp dân sự này bao gồm một phòng hội đồng, các văn phòng chính quyền địa phương, thư viện cộng đồng, nhà ở nhân viên, và không gian bán lẻ mà cuối cùng sẽ cho phép các chức năng của tòa thị chính mở rộng vượt ra ngoài các thông số ban đầu của nó.

Plans
Mặt bằng công trình

Đề xuất thắng giải của Aalto theo đuổi mô hình sân-và-tháp truyền thống châu Âu của một trung tâm hành chính. Tổ hợp bao gồm hai tòa nhà gạch với khung gỗ: khối thư viện hình chữ nhật và các tòa nhà công quyền hình chữ U. Hai tòa nhà hoạt động như một bức tường chắn cho phép Aalto đổ lấp đầy sân trung tâm với đất được đào lên từ độ dốc của địa hình hiện trạng; do vậy, các sân được nâng lên một tầng so với cảnh quan địa hình xung quanh.

Section
Mặt cắt với phần sân giữa cao hơn 1 tầng so với bên ngoài

Sự khác biệt độ cao này tạo ra hai trải nghiệm tương phản của công trình, tùy thuộc vào việc một người ở bên trong sân hoặc quan sát từ bên ngoài. Bên trong sân, mặt đứng của thư viện và văn phòng xung quanh không gian chỉ là một tầng cao; Tuy nhiên, thay vì thế người quan sát từ bên ngoài lại nhìn thấy một mặt đứng cao hai tầng hoành tráng, đa phần trong số đó là khối đặc, gạch trần không trang trí. Hai cầu thang dẫn lên cao độ sân từ mặt đất là đồng nhất nhau về phong cách. Cầu thang phía đông là nghiêm chỉnh và thẳng tắp, với hai vế chạm khắc hoàn hảo từ đá granite. Cầu thang phía tây có một hình dạng bất quy tắc hơn, và được làm không phải bằng đá hoặc gạch, mà là bằng các bậc phẳng cỏ được chặn lại bằng các tấm ván gỗ.

SaynatsaloTownHall
Lối lên sân trong với bậc thang bằng đất

Bản thân cái sân chính chỉ lát gạch một phần, tiếp tục phát triển sự liền kề nhau của gạch và cỏ khởi đầu bởi hai cầu thang. Những lối vào văn phòng dân sự và các thư viện công cộng mở hướng ra sân trong, cho phép nó phục vụ không chỉ như một không gian giao thông mở, mà còn như một quảng trường công cộng cho lợi ích của toàn thể thị trấn. Cảm nhận của chỗ lui tới công cộng được gia tăng bởi các tấm kính rộng ở hành lang lối vào và hành lang dọc hai bên của sân. Sự lồng ghép xuyên suốt của các không gian này tạo ra một sự tương phản hoàn toàn với đặc điểm nổi bật nhất của tòa thị chính. Đó là phòng Hội đồng.

SaynatsaloTownHall4

Trực tiếp trên từ hành lang kính, tách ra khỏi sảnh ngập tràn ánh sáng và thoáng mát, là một cầu thang hẹp hơn, tối hơn lát bằng gạch. Cầu thang này dẫn đến phòng hội đồng, quay vòng lại với chính nó đến một chiếu tới lưng chừng, che chắn căn phòng từ hướng nhìn ở hành lang; cầu thang cũng được náu mình khỏi góc nhìn từ bên ngoài nhờ vào những cửa sổ trời quay về hướng đông.

CC_Stairs_Jonathan_Rieke
Thang dẫn đến phòng hội đồng nằm khuất phía trong

Lối vào phòng Hội đồng đưa khách vào một không gian có quy mô lớn hơn nhiều cái không gian ở cầu thang đi đến. Căn phòng cơ bản là lập phương, với khoảng cách từ sàn đến trần nhà gần như tương xứng với chiều dài của các bức tường. Trần nhà, có độ dốc phù hợp với mái nhà, là chống đỡ rành mạch bởi các thanh chống bằng gỗ có dạng xòe quạt ra từ hai dầm trung tâm; các thanh giàn đỡ toàn bộ mái, từ bỏ nhu cầu cho một hệ khung nặng nề sẽ làm ngăn cản sự thông thoáng giữa bề mặt trong và bề mặt bên ngoài của mái. Phòng hội đồng được chiếu tự nhiên bằng một cửa sổ hướng tây đông phủ chớp dày, với đèn treo chiếu sáng ở bàn phía bên dưới và các hệ giàn gỗ ở phía trên.

Chính căn phòng này đã nổ ra tranh cãi lớn nhất khi Aalto đề xuất thiết kế của mình với người dân Säynätsalo. Các thành viên hội đồng quản trị thành phố, những người chịu trách nhiệm việc xây dựng của tòa nhà đã không thể bị thuyết phục rằng một thị trấn nhỏ như của họ có thể phù hợp cho việc xây dựng một cái phòng hội đồng cao đến 17 m, đặc biệt là phải trả giá cao cho loại gạch đặc biệt của dự án. Aalto, tuy nhiên, được cho rằng đã trả lời: “Thưa quý ông ! Tòa thị chính đẹp nhất đẹp nhất và nổi tiếng nhất trên thế giới là tòa nhà ở Siena, có một phòng hội đồng cao 16 m. Tôi đề nghị chúng ta xây dựng một cái tương tự là 17 m.

Scott_Ingram
Quảng trường Piazza San Marco ở Venice, Ý

Đề xuất của Aalto đối với các thành viên hội đồng quản trị không phải là khía cạnh duy nhất của dự án của ông mà viện dẫn đến các tham chiếu có tính lịch sử. Mặc dù tính thẩm mỹ hiện đại của nó, tòa thị chính Säynätsalo chịu ảnh hưởng nặng nề của kiến trúc Phục hung và kiến trúc thời Trung Cổ Ý. Tòa tháp không chỉ ám chỉ đến công trình đồng cấp của nó ở Siena; kết hợp với việc bố trí sân ở bên dưới, mà còn là công trình tiền bối trước đó như quảng trường Piazza San Marco ở Venice. Các thư viện và các công năng dân sự đối diện vào một quảng trường trung đối phản chiếu một bố cục tương tự ở quảng trường Pizza Vecchia ở Bergamo. Các chi tiết nhỏ hơn cũng vay mượn nguồn cảm hứng của nó đến Ý. Cầu thang với bậc thang bằng đất đến quảng trường cũng được dựa trên một mô hình người Ý.

Bas_Wallet
Quảng trường Vecchia ở Bergamo

Tòa thị chính Säynätsalo đã trải qua công việc phục chế đáng kể, được bắt đầu từ năm 1995. Khu dân cư Säynätsalo đã trở thành một phần của thành phố Jyväskylä vào năm 1993, với tòa thị chính của nó trở thành di sản được pháp luật bảo vệ vào năm tiếp theo. Công việc khôi phục bảo tồn tòa nhà theo hình thức và các vật liệu ban đầu ở mức tối đa có thể; chỉ có những thành phần bị hư hỏng mới được thay thế, với một số phần chỉ giản là bị xuống cấp do điều kiện thời tiết và thời gian. Công trình này được hoàn thành đúng vào sinh nhật lần thứ 100 của Alvar Aalto năm 1998, lưu giữ công trình trung tâm hành chính của ông cho các thế hệ tương lai tham quan và chiêm ngưỡng.

————–

  • Tác giả Luke Fiederer, Archdaily, ngày 9 tháng 3 năm 2016.
  • Chuyển ngữ; Bộ môn Lý thuyết và lịch sử kiến trúc.
Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: