Những bản vẽ dọc đường: Câu chuyện về chuyến du lịch xuyên châu Âu của chàng trai trẻ Le Corbusier

This slideshow requires JavaScript.

Chuyến du hành của Le Corbusier, của Jacob Brillhart, lần đầu tiên tập hợp một bộ sưu tập các bản vẽ phác họa và màu nước của Charles-Edouard Jeanneret – chàng sinh viên trẻ, người mà sau này sẽ trở thành kiến ​​trúc sư hiện đại có tầm ảnh hưởng độc đáo, Le Corbusier. Từ năm 1907 đến năm 1911, cậu đi khắp châu Âu và Địa Trung Hải, mang theo một loạt các dụng cụ vẽ và ghi chép lại tất cả những gì cậu nhìn thấy: những phế tích cổ điển, những chi tiết của nội thất, phong cảnh sống động, những con người và đối tượng cư trú ở đó.

Le Corbusier là kiến ​​trúc sư cấp tiến một cách sâu sắc, một người theo chủ nghĩa Vị lai có nền tảng bắt nguồn từ lịch sử và truyền thống một cách cân bằng và căn bản. Cậu rất tò mò, thường xuyên đi du lịch, kí họa, vẽ và viết, tất cả để theo đuổi mục đích trở thành một nhà thiết kế tốt hơn. Kết quả là, cậu đã tìm ra cho mình những phương cách đầy lí trí để kết nối những nền tảng lịch sử của mình với những gì cậu đã học được từ những người đương thời. Cậu đã lớn lên cùng với những bản vẽ về tự nhiên cho đến việc sao chép những bức tranh Ý thế kỷ 14 để rồi  dẫn đầu phong trào Thuần khiết (Purist) mà đã ảnh hưởng lớn đến hội họa và kiến ​​trúc Pháp vào đầu những năm 1920. Trong suốt thời gian đó, cậu đã tạo ra những sự kết nối giữa thiên nhiên, nghệ thuật, văn hóa và kiến ​​trúc mà cuối cùng đã tạo dựng cho mình một nền tảng để suy tưởng về việc thiết kế.

Để học hỏi từ sự tìm kiếm sáng tạo của Le Corbusier và để nhìn nhận cách mà cậu đã trưởng thành như một kiến ​​trúc sư, người ta phải tìm về điểm bắt đầu. Cậu chưa bao giờ theo học một trường đại học hoặc chính thức ghi danh trong một trường kiến ​​trúc. Việc đào tạo kiến ​​trúc của cậu hầu hết là tự học và chịu ảnh hưởng mạnh từ những sự chỉ bảo của Charles L’Eplattenier, một giáo viên trung học, người mà đã dạy cậu những nguyên tắc cơ bản của việc vẽ và nghệ thuật trang trí tại Trường nghệ thuật (Ecole d’art) ở quê nhà La Chaux-de-Fonds ở Thụy Sĩ. Khi Jeanneret tốt nghiệp trung học vào năm 1907, L’Eplattenier đã khuyến khích học trò của mình rời bỏ khung cảnh nông thôn và mở rộng tầm mắt ra thế giới bằng cách thực hiện một chuyến đi vẽ nghiêm chỉnh qua miền bắc nước Ý. Phương pháp sư phạm học tập để vẽ và học hỏi thông qua các trải nghiệm này dường như chịu ảnh hưởng bởi truyền thống lâu đời mang tên Chuyến du khảo lớn (Grand Tour), một nghi thức xuyên suốt cho các quý tộc châu Âu. Đi du lịch được xem là cần thiết để mở rộng trí tuệ và hiểu biết của một con người về thế giới xung quanh. Các kiến trúc sư, các nhà văn và các họa sĩ đã nắm bắt ý tưởng này, thực hiện một chuyến hành trình có tính chất quy chuẩn trên khắp châu Âu để tham quan các di tích, các cổ vật, các tranh vẽ, phong cảnh hoành tráng và các đô thị cổ.

p.87_079_FLC_1791

Trải nghiệm này đã khơi dậy trong Jeanneret một ước vọng to lớn để thấy tận mắt và tìm hiểu những nền văn hóa và địa điểm khác thông qua kiến ​​trúc và không gian đô thị đã định hình chúng. Ở nước Ý, cậu đã bày tỏ mối quan tâm thực sự đầu tiên của mình đến môi trường xây dựng, chủ yếu qua việc nghiên cứu các chi tiết kiến ​​trúc và các thành phần của công trình. Không lâu sau khi quay về, cậu lại tiếp tục khởi hành lần nữa, đến Vienna, Paris và Đức, càng ngày càng trở nên quan tâm đến những khung cảnh đô thị và những thiết kế đô thị. Định kì, cậu trở về nhà để nạp năng lượng và để kết nối lại với L’Eplattenier.

Trong chuyến đi của mình, cuốn sổ vẽ kí họa nổi lên như công cụ hàng đầu của Jeanneret để ghi chép và học hỏi, và đối với cậu bản vẽ trở thành một công cụ đào tạo kiến ​​trúc căn bản và cần thiết. Từ năm 1902 đến năm 1911, cậu đã cho ra đời hàng trăm bản vẽ, khám phá một loạt các chủ đề cũng như với nhiều công cụ và phương pháp ghi chép. Sau mỗi chuyến đi, cậu lại mở rộng thêm được tầm nhìn. Do sự quan tâm của mình đã biến đổi và mở rộng, cho nên cũng tương tự như vậy cùng với quá trình thu thập ghi chép lại những gì mà cậu chứng kiến. Đối với các bản vẽ phối cảnh của cảnh quan, chi tiết đẹp mắt bằng màu nước, cậu cũng bổ sung cả những bản vẽ nghiên cứu, cái mà nắm bắt được cốt lõi của các hình thể không gian và trở thành một công cụ ghi chú trực quan nhanh chóng. Trong suốt thời gian đó, cậu thường xuyên quay trở lại những chủ đề đã cũ và quen thuộc để nghiên cứu chúng qua thông những lăng kính  khác nhau để “nhìn nhận”.

book-cover-for-web

Giuliano Gresleri, sử gia kiến ​​trúc và tác giả của cuốn Les Voyages d’Allemagne: Carnets và Voyage d’Orient: Carnets (bao gồm các bản ghi chép từ các cuốn sổ tay của Jeanneret trong chuyến du lịch tới Đức và phương Đông) cho rằng “Điều tạo ra sự khác biệt giữa chuyến đi của Jeanneret và của những người cùng thời tại Trường nghệ thuật và từ cách đi truyền thống của Chuyến du khảo lớn (Grand Tour) chính là nhận thức của ông về việc “có khả năng để bắt đầu lại từ đầu”. Thời gian trôi qua, khái niệm này được nổi bật trong các trang sổ tay của ông. Chính bản thân các ghi chú, các bản phác thảo, và các lần đo đạc không bao giờ kết thúc, chúng cũng không phải là một phần của văn hóa trong cuộc hành trình. Các bản vẽ, ghi chú và đo đạc này đã không chỉ còn là một cuốn nhật ký mà đã trở thành bản thiết kế”

Năm 1911, Jeanneret hoàn thành nền tảng giáo dục không chính thức của mình, một chuyến du khảo kí họa thứ 2 mà Corbusier đã đặt tên là “Hành trình về phương Đông” (thực sự là tiêu đề của một sách gồm các tiểu luận và thư mà cậu viết trong chuyến du hành của ông, xuất bản năm 1966). Bởi thời gian này, cậu đã quan tâm đến việc thấu hiểu nhiều hơn chỉ bản thân các các di tích: cậu chú tâm vào kiến ​​trúc và văn hóa hàng ngày. Cậu đã làm chủ được nghệ thuật vẽ thông qua việc thực hành quan sát hàng ngày và ghi chép lại những gì mình nhìn thấy. Thông qua bài tập nghiêm ngặt này để quan sát, cậu đã phát triển được một bộ công cụ khổng lồ về các chủ đề, ý nghĩa của tác giả, các phong cách vẽ (nghệ thuật và kiến ​​trúc), và phương tiện thể hiện. Quan trọng hơn, thông qua bản vẽ, cậu đã hiểu được những gì bất biến của kiến ​​trúc — màu sắc, hình thể, ánh sáng, bóng, cấu trúc, bố cục, khối lượng, bề mặt, bối cảnh, tỷ lệ và vật liệu. Khi cậu đến Hy Lạp (một nửa đường trong Hành trình về phía Đông), Jeanneret không chỉ tuyên bố rằng cậu sẽ trở thành một kiến ​​trúc sư, mà còn đang hướng tới một quan điểm ý thuyết về thiết kế mà mình có thể sống và làm việc xung quanh nó.

p.84_077_FLC_2465

L’Eplattenier không phải là người duy nhất có ảnh hưởng lên quan điểm về lý thuyết và văn hóa kiến trúc của Le Corbusier. Ở Paris, cậu làm việc cho kiến trúc sư người Pháp Auguste Perret, người đã dạy cậu cách đáng giá cao tỷ lệ, hình học, tương quan, hài hòa và ngôn ngữ kiến trúc cổ điển. Ở Đức, cậu gặp William Ritter, người sẽ trở thành một trong số những người cố vấn và những người gần gũi tin cậy nhất của Jeanneret. Là một nhà phê bình âm nhạc và nghệ thuật, một trí thức, một nhà văn và một họa sĩ, Ritter đã dẫn dắt Jeanneret đến với những ý tưởng mới trong thế giới nghệ thuật và kiến trúc. Ritter đã gián tiếp dẫn cậu đến với kiến trúc sư Peter Behrens (người mà cậu sẽ làm việc trong thời gian vài tháng ở Đức), khuyến khích Jeanneret trải nghiệm vẻ đẹp cuộc sống của nông trang khi đi du lịch ở nước ngoài, và truyền cảm hứng cho cậu viết. Jeanneret và Ritter trao đổi thư từ qua nhiều bức thư và Ritter liên tục thúc giục Jeanneret nhìn rộng hơn sự yên ấm ở La Chaux-de-Fonds và vượt trên những quan điểm bảo thủ của L’Eplattenier.

p.104_109_FLC_2193

Trong khi đi du lịch đến Đức, Jeanneret cũng khám phá ra các tòa nhà của Theodor Fischer, một kiến trúc sư và giáo sư về quy hoạch đô thị ở Munich. Jeanneret rất ngưỡng mộ công việc của ông này và cũng bị ấn tượng bởi lối sống quí tộc của Fischer. Mặc dù Fischer không thể thuê Jeanneret, ông đã dẫn dắt Jeanneret đi xa hơn để đến với quy hoạch đô thị và củng cố tầm quan trọng của tỉ lệ hình học trong thiết kế kiến trúc. Tại Đức, Jeanneret cũng kết bạn với họa sĩ August Klipstein. Nhờ tình bạn của họ, Jeanneret cuối cùng quyết định không ở lại và làm việc tại Đức, mà đúng hơn là gia nhập cùng Klipstein khi ông này du hành về phía Đông. Các cuộc thảo luận sôi nổi của họ suốt dọc hành trình tiếp tục cho phép Jeanneret định hình những quan điểm về kiến trúc đang phát triển của mình.

p.44_037_FLC_2524

Tuy nhiên, cuối cùng, bản vẽ du khảo chính là sự giáo dục của Jeanneret và cũng là tôn giáo nghi lễ của cậu dọc hành trình. Bộc lộ trong các cuốn sổ phác thảo của cậu là một thứ công cụ vô cùng toàn diện cho sự phiêu lưu của thị giác và sự khám phá. Mặc dù cậu không bao giờ được hưởng một nền giáo dục kiến trúc một cách chính thức, sự tò mò mãnh liệt của cậu để hiểu biết thế giới thông qua các bức kí họa và tranh cũng như viết chính là điều đã biến cậu trở thành một kiến trúc sư năng động, một người mà đến ngày nay chúng ta vẫn có thể học hỏi được. Các bài học mà cậu đã học, đã giúp hình thành nền tảng của quan điểm chung và tạo ra nội dung cho những bài viết có sức ảnh hưởng mạnh mẽ sau này của mình “Vers une Architecture” (Hướng về một nền kiến trúc). Những bài học này đã giúp chuẩn bị cho cậu trở thành Le Corbusier.

Trích từ cuốn Le Corbusier : Những bản vẽ dọc hành trình của tác giả Jacob Brillhart, xuất bản 2016, nhà xuất bản W. W. Norton & Company, Inc.

  • Nguồn: Archdaily
  • Dịch: Bộ môn Lý thuyết và lịch sử kiến trúc.
Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: