KTS Seven Holl và những bản vẽ màu nước.

Kiến trúc sư Steven Holl
Kiến trúc sư Steven Holl

Lời tác giả: Khi chúng tôi bắt đầu lên kế hoạch cho vấn đề “quy trình sáng tạo”, hiển nhiên rằng chúng tôi muốn sử dụng cơ hội có được để trở lại với Steven Holl, người mà những tác phẩm màu nước nổi bật đã được chúng tôi tôn vinh trước đây và đương nhiên vẫn còn giữ vị trí trung tâm trong quá trình sáng tạo của ông. Holl đã xuất bản hai cuốn sách về màu nước “Viết trong nước” (NXB Lars Müller, 2002) và Tỉ lệ (NXB Lars Müller, 2012), thích thú nói về vai trò của bản vẽ màu nước đối với ông. Trên thực tế, sự kết nối giữa bản vẽ ban đầu và việc công trình hòan thiện thường khá mạnh mẽ. Người nhận giải thưởng vàng AIA năm 2012 cho kiến trúc sư là một đối tượng phỏng vấn hoàn toàn thỏai mái (nó cho bạn cảm thấy như thể đang dùng đồ uống với ông tại một quán bar thay vì tiến hành một cuộc phỏng phấn chính thức). Cuộc trò chuyện của chúng tôi hình thành cơ sở cho bài viết trên tạp chí gần đây. Sau đây là một phiên bản được chỉnh sửa :

Martin C. Pedersen : Bản vẽ màu nước của ông rất nổi tiếng. Đó có luôn phải là việc đầu tiên làm với một đồ án ?

Steven Holl : Đúng. Và tôi có hàng ngàn bản vẽ. Cậu biết có bao nhiêu bản màu nước không?

Continue reading “KTS Seven Holl và những bản vẽ màu nước.”

Biệt thự Milam – KTS Paul Rudolph

Mặt chính công trình
Mặt chính công trình

Một trong những nguyên tắc cơ bản của kiến trúc được dạy khi bắt đầu các khóa học thiết kế là tầm quan trọng của việc kiên định làm việc theo phương pháp. Một ý tưởng nên được đưa ra một cách tổng thể và được thực hiện như các nguyên tắc thiết kế và sự logic là một điều hiển nhiên đối với bất kì ai, thậm chí ngay cả khi đó là ở cấp sơ đẳng nhất. KTS Paul Rudolph, (1918-1997) thấu hiểu điều này mà không một chút nghi ngờ làm như thế nào để thiết kế thành công một công trình, để có thể được cảm nhận công trình đó như đúng những gì mà nó đã được sinh ra, như là trường hợp với khu nhà Milam của Jacksonville, Florida.

Continue reading “Biệt thự Milam – KTS Paul Rudolph”

Kiến trúc sư siêu sao làm một số khách hàng nổi giận – KTS Calatrava

Nhà hát Opera ở Valencia
Nhà hát Opera ở Valencia

VALENCIA, Tây Ban Nha – Có một dạo, thành phố ở Địa Trung Hải rực rõ sắc màu này thích thú tiếp nhận công trình kiến trúc của Santiago Calatrava. Trong một lòng sông cạn, KTS Calatrava đã xây dựng và xây dựng, lấp đầy khuôn viên 86 mẫu Anh với các thiết kế sáng tạo đầy cảm hứng của ông.

Nhưng những ngày này, ngay cả khi ga tàu điện bắt mắt PATH của Calatrava đang dần dần hoàn thành ở Lower Manhattan, ông lại đang được xem như một nhân vật phản diện tại Valencia. Một chính trị gia địa phương điều hành một trang web được gọi là Calatravatelaclava, tạm dịch là “Calatrava đang làm bạn chảy máu đến chết”

Continue reading “Kiến trúc sư siêu sao làm một số khách hàng nổi giận – KTS Calatrava”

Vòm Odate – KTS Toyo Ito

514f04d1b3fc4b455b000045_ad-classics-odate-dome-toyo-ito_6085319345_de6e73f390_z

Công trình vòm Odate ở khu Akita, Nhật bản, của KTS Toyo Ito hoàn thành tháng 6 năm 1997. Dự án này là một ví dụ về những tiêu chuẩn ấn tượng của kiến trúc sư, được sử dụng những kỹ thuật tân tiến và đem kiến trúc lại gần với con người. Mái vòm dường như bay lơ lửng cách mặt đất vài mét, không gian phía dưới vòm cho người sử dụng lưu chuyển thoải mái, trong khi việc sử dụng vật liệu gỗ đem tự nhiên vào trong kiến trúc cùng lúc với việc áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới nhất.

Continue reading “Vòm Odate – KTS Toyo Ito”

Nhà trẻ mồ côi Amsterdam – KTS Aldo Van Eyck

Tổng mặt bằng
Mô hình tổng mặt bằng công trình

Kiến trúc sư Hà lan Aldo Van Eyck xây dựng nhà trẻ mồ côi Amsterdam vào năm 1960. Thiết kế của ông tập trung vào vào sự cân bằng giữa việc tạo ra một ngôi nhà và một thành phố thu nhỏ ở ngoại ô của Amsterdam.

Là một thành viên của CIAM và sau này là một trong số những người sáng lập ra Team X, Van Eyck có một quan điểm mạnh mẽ về kiến trúc hậu chiến. Nhà trẻ mồ côi Amsterdam cho Van Eyck một cơ hội để đem quan điểm kiến trúc của mình vào thực hành thông qua dự án quy mô lớn đầu tiên của ông được xây dựng. Trước đó, Van Eyck đã chỉ trích mạnh mẽ quan điểm kiến trúc hậu chiến như sự thiếu hụt đi các yếu tố con người. Tại nhà trẻ mồ côi Amsterdam, ông tìm kiếm một thiết kế hiện đại với quan điểm đô thị từ những người người tiền nhiệm CIAM của mình.

Continue reading “Nhà trẻ mồ côi Amsterdam – KTS Aldo Van Eyck”

Căn nhà Dymaxion – KTS Buckminster Fuller

Buckminster Fuller và mô hình Dymaxion
Buckminster Fuller và mô hình Dymaxion

Căn nhà Dymaxion là một dự án nhà ở được kiến trúc sư và triết gia thực dụng R. Buckminister Fuller sáng chế. Thuật ngữ Dymaxion được kết hợp bởi các từ dynamic (năng động), maximum (tối đa) và tension (lực căng) được chính Fuller nghĩ ra.

Vào năm 1920, Fuller mong muốn xây dựng một dạng cư trú độc lập bền vững cho một gia đình, cỗ máy để ở trong tương lai. Mặt dù không bao giờ được hiện thực hóa, thiết kế Dymaxion thể hiện một tư tưởng tiên phong và sự sáng tạo có ảnh hưởng xuống sản xuất tiền chế và sự bền vững (trong kiến trúc). Không chỉ bản thân công trình là một ví dụ mẫu mực cho khái niệm tự cung cấp, mà nó còn có thể sản xuất số lượng lớn, đóng gói phẳng (flat-packaged: một tiêu chuẩn đóng gói của quân đội Mỹ) và được vận chuyển trên toàn thế giới.

Continue reading “Căn nhà Dymaxion – KTS Buckminster Fuller”

Trường nghệ thuật quốc gia Cuba – KTS Ricardo Porro, Vittorio Garatti và Roberto Gottardi

Trường ballet của Vittorio Garatti
Trường ballet của Vittorio Garatti

“Cuba sẽ được xem như có học viện nghệ thuật đẹp nhẩt thế giới” Fidel Castro (1961)

Trường nghệ thuật Quốc gia Cuba, xuất phát từ ý tưởng của Fidel Castro và Che Guevara năm 1961, có lẽ được xem như thành tựu kiến trúc lớn nhất của cuộc cách mạng Cuban. Thiết kế sáng tạo của nhà trường, với mục đích truyền bá các kỹ năng văn hóa cho quốc gia, chứa đựng những viễn kiến không tưởng, triệt để của cuộc cách mạng (Cuba). Thật không may, lý tưởng nhiệt tình vì tổ quốc chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và ngôi trường nhanh chóng bị bỏ rơi ra khỏi sự quan tâm; ngôi trường bị bỏ hoang, thậm chí trước khi nó được hòan thành. Hôm nay, sau gần bốn thập kỷ quên lãng, các kiến ​​trúc sư đã quay lại và cố gắng mang ngôi trường bị bỏ hoang trở lại với vinh quang như dự tính ban đầu.

Continue reading “Trường nghệ thuật quốc gia Cuba – KTS Ricardo Porro, Vittorio Garatti và Roberto Gottardi”

Khu dân cư Ramot Polin – KTS Zvi Hecker

polin-12Khu dân cư Ramot Polin là một dự án nhà ở của kiến trúc sư người Israeli gốc Balan Zvi Hecker, được chính phủ Israel thuê thiết kế sau kết quả huy hoàng của cuộc chiến 6 ngày. Dự án này, trông giống như tổ ong, là một thử nghiệm kiến trúc mang tính tiên phong về mặt hình thái cũng như về xây dựng. Kể từ khi được xây dựng vào cuối những năm 70, kết cấu công trình đã được thay đổi nhiều bởi người sử dụng, gây nên một cuộc tranh luận về tính biểu hiện của kiến trúc cho việc tính toán đến những nhu cầu đích thực của con người.

Continue reading “Khu dân cư Ramot Polin – KTS Zvi Hecker”

Trung tâm truyền thông và tòa soạn báo Shizuoka – KTS Kenzo Tange

1

 “Kiến trúc sư hôm nay đang có xu hướng hạ thấp chính họ, tự xem mình không gì hơn là một người dân bình thường không có quyền năng để cải tạo tương lại” Kenzo Tange

Nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Kiến trúc sư Kenzo Tange, chuyên mục Công trình kinh kiển của trang Archdaily giới thiệu một trong số những công trình biểu tượng nhất của kiến trúc sư bậc thầy Nhật bản : Trung tâm truyền thống và tòa sọan báo Shizuoka. Được xây dựng vào năm 1967, công trình này là không gian đầu tiên hiện thực hóa ý tưởng về Chuyển hóa luận của một cấu trúc có khả năng phát triển lấy cảm hứng từ sinh học, được phát triển vào giai đọan cuối của những thập kỉ 1950. Trung tâm truyền thống và tòa sọan báo Shizuoka có ý nghĩa hơn rất nhiều so với kích thước tương nhỏ mà của công trình đưa ra, bao hàm trọn vẹn ý tưởng của trật tự Chuyển hóa luận mới trong kiến trúc và quy họach đô thi phổ biến ở Nhật bản sau chiến tranh thế giới thứ 2.

Continue reading “Trung tâm truyền thông và tòa soạn báo Shizuoka – KTS Kenzo Tange”

Nhà nguyện Saint Benedict – KTS Peter Zumthor

52153a6ee8e44e4ee3000058_ad-classics-saint-benedict-chapel-peter-zumthor_untitled_6813530352_oNhà nguyện Saint Benedict, nằm tại làng Sumvitg, Graubünden, được thiết kế bởi kiến trúc sư nhận giải thưởng Pritzker Peter Zumthor năm 1988. Dáng vẻ bên ngoài khiêm tốn, tỉ lệ thân thiện với con người của nhà nguyện kết hợp bởi vẻ đẹp và sự đơn giản trong kiến trúc của Zumthor, trong khi nội thất bên trong phô bày sự tinh xảo lành nghề tuyệt vời của kiến trúc sư.

Continue reading “Nhà nguyện Saint Benedict – KTS Peter Zumthor”