Trạm cứu hỏa Vitra – KTS Zaha Hadid

1298136323-img-0932

Sau khi bị tàn phá trong một vụ cháy năm 1981 làm tê liệt khuôn viên thiết kế Vitra  ở Weil am Rhein, Đức, viện bảo tàng Vitra bắt đầu nhiệm vụ mở rộng để tái thiết lại khuôn viên trường cũng như họach định lại lại tổng mặt bằng, do KTS Nicholas Grimshaw thiết kế. Gần một thập kỷ sau trận hỏa họan tàn phá vào năm 1981, Viện bảo tàng đã tìm kiếm một kiến ​​trúc sư để xây dựng một trạm cứu hỏa cho khuôn viên Vitra để ngăn chặn sự cố tương tự diễn ra trong tương lai và KTS Zaha Hadid đã được chọn. Hòan thành vào năm 1993, trạm cứu hỏa Vitra là dự án được thực hiện đầu tiên của Hadid của sự nghiệp của mình, mà sau này đã thúc đẩy tên tuổi và phong cách của bà đến với người hâm mộ quốc tế.

Continue reading “Trạm cứu hỏa Vitra – KTS Zaha Hadid”

Advertisement

Giảng đường Educatorium – KTS Rem Koolhaas

1300226059-dscn5944

Hoàn thành năm 1997, Giảng đường Educatorium của đại học Utrecht, Hà lan là dự án trường đại học đầu tiên của Oma và Rem Koolhaas. Là một phần của quy hoạch tổng mặt bằng cho khuôn viên De Uithof của đại học Utrecht nhằm tạo ra một phiên bản phương tây của trường, giảng đường Educatorium được thiết kế để trở thành trung tâm mới của khu khuôn viên đại học, không chỉ mang ở vị trí địa lý mà còn mang ở tính chất xã hội.

Continue reading “Giảng đường Educatorium – KTS Rem Koolhaas”

Khu căn hộ Kanchanjunga – KTS. Charles Correa

1

Bằng việc phát triển các giải pháp khí hậu cho những khu vực và các yêu cầu công năng khác nhau, kiến trúc sư Ấn Độ Charles Correa đã thiết kế khu căn hộ Kanchanjunga. Nằm ở Mumbai , thành phố có dân số và sự đa dạng tương đương với thành phố New York của Mỹ, khu căn hộ hạng sang số 32 đang nằm ở phía nam – tây của trung tâm thành phố trong một khung cảnh ngoại ô cao cấp, với các đặc tính của tầng lớp trên của xã hội bên trong cộng đồng dân cư.

Khu căn hộ Kanchanjunga căn hộ là một phản ứng trực tiếp với văn hóa hiện nay, sự leo thang của đô thị hóa, và các điều kiện khí hậu của khu vực. Công trình thể hiện sự tôn trọng với kiến ​​trúc bản địa đã tồn tại ở đây trước khi có sự phát triển.

Continue reading “Khu căn hộ Kanchanjunga – KTS. Charles Correa”

Căn nhà của Melnikov – KTS Konstantin Melnikov

1311042057-4541176307-6894f6976b-oiiatpic

Căn nhà của Kiến trúc sư Melnikov là một công trình nhà ở kinh điển thể hiện sự tiên phong của những người cấp tiến Nga thập niên 1920. Nằm trên một khu đất mở trên đường Krivoarbatsky mà sau này là quận thời thượng Arbat, Moscow, với thẩm mỹ kiến trúc đã khác biệt một cách ngoạn mục so với các công trình nhà ở thời Soviet

Giảng dạy tại trường Nghệ thuật hội họa, điêu khắc và kiến trúc Moscow, khuynh hướng biểu hiện trong thiết kế là tác nhân cho sự công nhận với sự nghiệp kiến trúc ngắn ngủi của ông. Phần lớn các tác phẩm của ông được xây dựng ở giai đoạn 1923 và 1933, trong số đó ngôi nhà riêng của ông có lẽ là tác phẩm tốt nhất và sáng tạo nhất của ông. Melnikov là một trong số ít nhữn người có khả năng vẫn sở hữu được mảnh đất của riêng mình sau sự sụp đổ của chính sách kinh tế mới của Lê nin. Thậm chí còn ngoạn mục hơn là sự chấp thuận cho thiết kế của các nhà quy hoạch của thành phố, khi mà nó hoàn toàn khác biệt trong giai đoạn mà sự đồng nhất là một thực tế hiển nhiên. Ý tưởng chung được xuất hiện từ các bản vẽ sơ phác của câu lạc bộ công nhân Zuev. Nó bao gồm hai hình trụ lồng vào nhau với 3 tầng, đủ không gian cho toàn bộ gia đình, xưởng vẽ và xưởng kiến trúc của ông.

Continue reading “Căn nhà của Melnikov – KTS Konstantin Melnikov”

Biệt thự Milam – KTS Paul Rudolph

Mặt chính công trình
Mặt chính công trình

Một trong những nguyên tắc cơ bản của kiến trúc được dạy khi bắt đầu các khóa học thiết kế là tầm quan trọng của việc kiên định làm việc theo phương pháp. Một ý tưởng nên được đưa ra một cách tổng thể và được thực hiện như các nguyên tắc thiết kế và sự logic là một điều hiển nhiên đối với bất kì ai, thậm chí ngay cả khi đó là ở cấp sơ đẳng nhất. KTS Paul Rudolph, (1918-1997) thấu hiểu điều này mà không một chút nghi ngờ làm như thế nào để thiết kế thành công một công trình, để có thể được cảm nhận công trình đó như đúng những gì mà nó đã được sinh ra, như là trường hợp với khu nhà Milam của Jacksonville, Florida.

Continue reading “Biệt thự Milam – KTS Paul Rudolph”

Kiến trúc sư siêu sao làm một số khách hàng nổi giận – KTS Calatrava

Nhà hát Opera ở Valencia
Nhà hát Opera ở Valencia

VALENCIA, Tây Ban Nha – Có một dạo, thành phố ở Địa Trung Hải rực rõ sắc màu này thích thú tiếp nhận công trình kiến trúc của Santiago Calatrava. Trong một lòng sông cạn, KTS Calatrava đã xây dựng và xây dựng, lấp đầy khuôn viên 86 mẫu Anh với các thiết kế sáng tạo đầy cảm hứng của ông.

Nhưng những ngày này, ngay cả khi ga tàu điện bắt mắt PATH của Calatrava đang dần dần hoàn thành ở Lower Manhattan, ông lại đang được xem như một nhân vật phản diện tại Valencia. Một chính trị gia địa phương điều hành một trang web được gọi là Calatravatelaclava, tạm dịch là “Calatrava đang làm bạn chảy máu đến chết”

Continue reading “Kiến trúc sư siêu sao làm một số khách hàng nổi giận – KTS Calatrava”

Vòm Odate – KTS Toyo Ito

514f04d1b3fc4b455b000045_ad-classics-odate-dome-toyo-ito_6085319345_de6e73f390_z

Công trình vòm Odate ở khu Akita, Nhật bản, của KTS Toyo Ito hoàn thành tháng 6 năm 1997. Dự án này là một ví dụ về những tiêu chuẩn ấn tượng của kiến trúc sư, được sử dụng những kỹ thuật tân tiến và đem kiến trúc lại gần với con người. Mái vòm dường như bay lơ lửng cách mặt đất vài mét, không gian phía dưới vòm cho người sử dụng lưu chuyển thoải mái, trong khi việc sử dụng vật liệu gỗ đem tự nhiên vào trong kiến trúc cùng lúc với việc áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới nhất.

Continue reading “Vòm Odate – KTS Toyo Ito”

Nhà trẻ mồ côi Amsterdam – KTS Aldo Van Eyck

Tổng mặt bằng
Mô hình tổng mặt bằng công trình

Kiến trúc sư Hà lan Aldo Van Eyck xây dựng nhà trẻ mồ côi Amsterdam vào năm 1960. Thiết kế của ông tập trung vào vào sự cân bằng giữa việc tạo ra một ngôi nhà và một thành phố thu nhỏ ở ngoại ô của Amsterdam.

Là một thành viên của CIAM và sau này là một trong số những người sáng lập ra Team X, Van Eyck có một quan điểm mạnh mẽ về kiến trúc hậu chiến. Nhà trẻ mồ côi Amsterdam cho Van Eyck một cơ hội để đem quan điểm kiến trúc của mình vào thực hành thông qua dự án quy mô lớn đầu tiên của ông được xây dựng. Trước đó, Van Eyck đã chỉ trích mạnh mẽ quan điểm kiến trúc hậu chiến như sự thiếu hụt đi các yếu tố con người. Tại nhà trẻ mồ côi Amsterdam, ông tìm kiếm một thiết kế hiện đại với quan điểm đô thị từ những người người tiền nhiệm CIAM của mình.

Continue reading “Nhà trẻ mồ côi Amsterdam – KTS Aldo Van Eyck”

Căn nhà Dymaxion – KTS Buckminster Fuller

Buckminster Fuller và mô hình Dymaxion
Buckminster Fuller và mô hình Dymaxion

Căn nhà Dymaxion là một dự án nhà ở được kiến trúc sư và triết gia thực dụng R. Buckminister Fuller sáng chế. Thuật ngữ Dymaxion được kết hợp bởi các từ dynamic (năng động), maximum (tối đa) và tension (lực căng) được chính Fuller nghĩ ra.

Vào năm 1920, Fuller mong muốn xây dựng một dạng cư trú độc lập bền vững cho một gia đình, cỗ máy để ở trong tương lai. Mặt dù không bao giờ được hiện thực hóa, thiết kế Dymaxion thể hiện một tư tưởng tiên phong và sự sáng tạo có ảnh hưởng xuống sản xuất tiền chế và sự bền vững (trong kiến trúc). Không chỉ bản thân công trình là một ví dụ mẫu mực cho khái niệm tự cung cấp, mà nó còn có thể sản xuất số lượng lớn, đóng gói phẳng (flat-packaged: một tiêu chuẩn đóng gói của quân đội Mỹ) và được vận chuyển trên toàn thế giới.

Continue reading “Căn nhà Dymaxion – KTS Buckminster Fuller”

Trường nghệ thuật quốc gia Cuba – KTS Ricardo Porro, Vittorio Garatti và Roberto Gottardi

Trường ballet của Vittorio Garatti
Trường ballet của Vittorio Garatti

“Cuba sẽ được xem như có học viện nghệ thuật đẹp nhẩt thế giới” Fidel Castro (1961)

Trường nghệ thuật Quốc gia Cuba, xuất phát từ ý tưởng của Fidel Castro và Che Guevara năm 1961, có lẽ được xem như thành tựu kiến trúc lớn nhất của cuộc cách mạng Cuban. Thiết kế sáng tạo của nhà trường, với mục đích truyền bá các kỹ năng văn hóa cho quốc gia, chứa đựng những viễn kiến không tưởng, triệt để của cuộc cách mạng (Cuba). Thật không may, lý tưởng nhiệt tình vì tổ quốc chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và ngôi trường nhanh chóng bị bỏ rơi ra khỏi sự quan tâm; ngôi trường bị bỏ hoang, thậm chí trước khi nó được hòan thành. Hôm nay, sau gần bốn thập kỷ quên lãng, các kiến ​​trúc sư đã quay lại và cố gắng mang ngôi trường bị bỏ hoang trở lại với vinh quang như dự tính ban đầu.

Continue reading “Trường nghệ thuật quốc gia Cuba – KTS Ricardo Porro, Vittorio Garatti và Roberto Gottardi”