Sự điên lọan ở Bắc kinh – KTS Rem Koolhaas

This slideshow requires JavaScript.

Trong nhiều năm vừa qua, bên cạnh công trình Trung tâm Thương mại Thế giới mới, thật khó để tìm ra một dự án kiến trúc nào gây tranh cãi nhiều hơn so với công trình CCTV, trụ sở chính của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc.

Continue reading “Sự điên lọan ở Bắc kinh – KTS Rem Koolhaas”

Advertisement

Viện bảo tàng nghệ thuật High – KTS Richard Meier

This slideshow requires JavaScript.

Viện bảo tàng nghệ thuật High là công trình công cộng và một bộ sưu tập nghệ thuật chính đáp ứng với đặc điểm hình thái và bối cảnh của tổng thể nhu cầu của một bảo tàng. Truyền thống xây dựng tiến bộ thành phố Atlanta cũng như vị trí như một trung tâm phát triển văn hóa,đã có một ảnh hưởng mạnh lên thiết kế công trình.

Continue reading “Viện bảo tàng nghệ thuật High – KTS Richard Meier”

Trụ sở Hiệp hội thợ dệt ở Ahmedabad – KTS Le Corbusier

This slideshow requires JavaScript.

Le Corbusier được chủ tịch Hiệp hội Chủ thợ dệt ủy quyền để thiết kế trụ sở chính của tổ chức này tại Ahmedabad, một thành phố lịch sử trong hoạt động trong thương mại dệt may của Ấn Độ. Công trình là một bản tuyên ngôn đại diện cho quan điểm của Le Corbusier về một nền kiến trúc Ấn Độ hiện đại. Xây dựng vào năm 1954, tòa nhà Hiệp hội thợ dệt được coi công trình đầu tiên trong số bốn công trình (của Le Corbusier) được hoàn thành tại tại Ahmedabad.

Continue reading “Trụ sở Hiệp hội thợ dệt ở Ahmedabad – KTS Le Corbusier”

KTS Yakov Chernikhov và những bản vẽ

This slideshow requires JavaScript.

Yakov Chernikhov (1889–1951) là một kiến trúc sư, một họa sĩ thiết kế đồ họa và một giáo viên dạy vẽ người Nga. Ông được mệnh danh là Piranessi Soviet. Yakov Chernikhov chịu ảnh hưởng mạnh của trường phái Vị lai, trường phái kết cấu Nga, phong cách Siêu hình của Malevich và kiến trúc Gothic. Ông gia nhập Hồng quân năm 1916, trở thành giáo viên dạy vẽ kỹ thuật, sau đó ông hành nghề kiến trúc sư chuyên thiết kế những công trình công nghiệp to lớn cho nước cộng hòa Soviet non trẻ lúc bấy giờ.

Continue reading “KTS Yakov Chernikhov và những bản vẽ”

Hugh Ferriss và những bản diễn họa

This slideshow requires JavaScript.

Hugh Ferriss (1889 – 1962), một kiến trúc sư và một nhà diễn họa nổi tiếng người Mỹ. Các tác phẩm diễn họa của ông được thể hiện theo một phong cách riêng biệt: phối cảnh công trình được vẽ trong đêm đen, với những quần sáng các đèn pha tạo ra sự tương phản mạnh mẽ của các hình khối bóng đổ, hoặc công trình ẩn hiện trong lớp sương mù tựa như được chụp ảnh với hiệu ứng làm nhòe tiêu cự. Các tác phẩm của ông là sự pha trộng vẻ hùng vĩ ngoạn mục của La Citta Nuova (thành phố tương lai) của San Eliat những năm 1914, hay sự cô đơn lãng mạn trong tranh khắc gỗ thế kỉ 17 của Giovani Piranesi.

Continue reading “Hugh Ferriss và những bản diễn họa”

Bảo tàng Neue Staatsgalerie – KTS James Stirling

This slideshow requires JavaScript.

Vào năm 1977, là một phần của một kế hoạch mở rộng thành phố, Thủ hiến bang Baden – Württemberg, Hans Filbinger, đã tổ chức một cuộc thi quốc tế cho thiết kế Nhà triển lãm mới của bang (Neue Staatsgalerie), công trình sẽ đem lại sức sống và phục hồi các ảnh hưởng văn hóa ở Stuttgart, Đức. Cuộc thi đặt ra các yêu cầu về thực hiện sự liên kết đến Công trình nhà trưng bày cũ được xây dựng vào năm 1843, cũng như đi xuyên qua một sườn dốc ấn tượng của địa hình. Đến năm 1979, ban giám khảo đã nhất trí chọn phương án của James Stirling ở hãng thiết kế Michael Wilford & Associates ở London.

Continue reading “Bảo tàng Neue Staatsgalerie – KTS James Stirling”

Triển lãm Biến đổi không gian: KTS Santiago Calatrava

This slideshow requires JavaScript.

Triển lãm của KTS Santiago Calatrava : Sự biến hoá của không gian” đã khai mạc vào ngày thứ 4 tháng 12 năm 2013 trong không gian hoành tráng của công trình Braccio di Carlo Magno. Triển lãm sẽ mở cửa đến ngày 20 tháng 2 năm 2014. Triển lãm này được tài trợ bởi Viện Bảo tàng Vatican và Hội đồng về Văn hóa của Giáo hoàng, do giám tuyển Micol Forti (người phụ trách của bộ sưu tập nghệ thuật đương đại của Viện Bảo tàng Vatican), đã trình bày một bộ sưu tập khoảng 140 tác phẩm nghệ thuật tới công chúng, cho thấy các tác phẩm nghệ thuật phức tạp và đa dạng của kiến trúc sư, kỹ sư nổi tiếng người Tây Ban Nha này.

Continue reading “Triển lãm Biến đổi không gian: KTS Santiago Calatrava”

Mười kiến trúc tạm độc đáo nhất năm 2013 – lựa chọn của Designboom

This slideshow requires JavaScript.

Trong vòng 12 tháng vừa qua đã chứng kiến ​​một sự đa dạng của các dự án tạm thời được thực hiện tại một loạt các địa điểm độc đáo, tất cả đều nhằm khám phá làm sao một cấu trúc có thể đáp ứng một mục đích quan trọng, dù chỉ là tạm thời. Bản chất của các đề bài này thực sự là vô cùng khó khăn cho các kiến trúc sư, chỉ với nguồn ngân sách thấp và khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, đó cũng là một yếu tố của tự do, cho phép sáng tạo và chi tiết ở một mức độ cao hơn – cả hai điều vốn đều có thể không hiện thực với các dự án có quy mô lớn hơn. Thông thường được hình thành như những công trình công cộng, các thiết kế này cũng phải phù hợp công năng ở tỉ lệ con người, trong nhiều trường hợp phải có sự tương tác với người sử dụng. Những công trình được chú ý nhiều nhất, được tập hợp dưới đây, hàm chức sự đa dạng của của các vật liệu và kích thước khác nhau, thực sự là thử thách giới hạn của sáng tác kiên trúc và kỹ thuật.

Continue reading “Mười kiến trúc tạm độc đáo nhất năm 2013 – lựa chọn của Designboom”

Quỹ Ford – KTS Kevin Roche

This slideshow requires JavaScript.

Kevin Roche và John Dinkeloo thành lập hãng riêng của họ vào năm 1966, sau khi dẫn đầu công ty của Eero Saarinen trong nhiều năm. Trụ sở của Quỹ Ford được coi là thành công lớn đầu tiên của bộ đôi này, một sự kết hợp của những ý tưởng độc đáo của Roche và các giải pháp kết cấu sáng tạo của Dinkeloo. Họ đã giới thiệu một loại hình văn phòng, trong đó sự tương tác giữa nhân viên vượt ra khỏi các phòng, các tầng nhà, thậm chí vươn tới không gian công cộng.

Continue reading “Quỹ Ford – KTS Kevin Roche”

Trạm cứu hỏa Vitra – KTS Zaha Hadid

1298136323-img-0932

Sau khi bị tàn phá trong một vụ cháy năm 1981 làm tê liệt khuôn viên thiết kế Vitra  ở Weil am Rhein, Đức, viện bảo tàng Vitra bắt đầu nhiệm vụ mở rộng để tái thiết lại khuôn viên trường cũng như họach định lại lại tổng mặt bằng, do KTS Nicholas Grimshaw thiết kế. Gần một thập kỷ sau trận hỏa họan tàn phá vào năm 1981, Viện bảo tàng đã tìm kiếm một kiến ​​trúc sư để xây dựng một trạm cứu hỏa cho khuôn viên Vitra để ngăn chặn sự cố tương tự diễn ra trong tương lai và KTS Zaha Hadid đã được chọn. Hòan thành vào năm 1993, trạm cứu hỏa Vitra là dự án được thực hiện đầu tiên của Hadid của sự nghiệp của mình, mà sau này đã thúc đẩy tên tuổi và phong cách của bà đến với người hâm mộ quốc tế.

Continue reading “Trạm cứu hỏa Vitra – KTS Zaha Hadid”